Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ứng dụng hóa mô miễn dịch phân nhóm phân tử ung thư bàng quang

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ứng dụng hóa mô miễn dịch phân nhóm phân tử ung thư bàng quang
Tác giả
Nguyễn Ngọc Minh Tâm; Phạm Quốc Thắng; Đỗ Anh Toàn; Nguyễn Phúc Nguyên; Lý Thanh Thiện; Bùi Thị Thanh Tâm; Lưu Thị Thu Thảo; Đoàn Thị Phương Thảo; Ngô Quốc Đạt
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
DB
Trang bắt đầu
159-167
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định phân nhóm kiểu hình phân tử của ung thư bàng quang bằng phương pháp hoá mô miễn dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 130 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bàng quang xâm lấn cơ (MIBC) được phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018. Nghiên cứu (NC) được được Hội đồng Y Đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh xét duyệt và thông qua (Quyết định số: 820/HĐĐĐ-ĐHYD). Chúng tôi nhuộm hóa mô miễn dịch 130 trường hợp này với 4 dấu ấn miễn dịch (CK20, GATA3, CK5/6, CD44). Chúng tôi phân nhóm phân tử như sau: nhóm đáy (dương tính với CK5/6, CD44 và âm tính với CK20, GATA3); nhóm lòng ống (âm tính với CK5/6, CD44 và dương tính với CK20, GATA3); nhóm hỗn hợp đáy-lòng ống (dương tính với 2 nhóm dấu ấn của nhóm đáy và nhóm lòng ống); và nhóm không phân loại (nhuộm HMMD âm tính với cả 4 dấu ấn). Kết quả: Phân nhóm đáy và nhóm lòng ống có tỷ lệ lần lượt là 35,28% và 29,23%. Mặt khác, 18,47% UT BQ không biểu hiện với cả 4 dấu ấn miễn dịch (nhóm không phân loại). UT BQ nhóm đáy có liến quan đến giai đoạn u (Fisher, p=0,035), biệt hóa gai (Fisher, p=0,0002) và tình trạng viêm quanh u ( χ2, p=0,047). Kết luận: Phân nhóm phân tử UT BQ có liên quan đến tiến triển của UT BQ xâm lấn cơ. Phân nhóm phân tử UT BQ bằng hóa mô miễn dịch có thể giúp ích trong thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị UT BQ.

Abstract

To discriminate the molecular subtypes of BC by immunohistochemistry. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was performed on 130 patients who diagnosed with MIBC who underwent radical cystectomy at Binh Dan hospital from January 2017 to December 2018. This study was approved by the Ethical Committee of the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, Vietnam (approval number 820/ĐHYD-HDDD). We performed IHCs for surrogated basal makers (CK5/6 and CD44), and surrogated luminal makers (CK20 and GATA3) in 130 MIBC patients. IHCs classified the MICB into fourth group including basal type (positive with CK5/6 and/or CD44 and negative both of CK20 and GATA3), luminal type (negative both of CK5/6 and CD44 and positive with CK20 and/or GATA3), null type (negative for all fourth markers) and mixed type (expressed both basal and luminal markers), respectively. Results: We figured out the basal subtype and luminal subtype presented 35.28% and 29.23% of MIBC respectively. The null subtype was accounted for 18.47% of MIBC. The basal subtype was associated with T stage (p=0.035), squamous differentiation (p=0.0002), stage (p=0.035), and tumor infiltrated lymphocytes (TILs) (p=0.047). Conclusions: Our results pointed out that the molecular subtypes of MICB were associated with the progression of MIBC. Suggesting that stratification molecular subtypes of MIBC by IHCs are appealing options for clinical implementation.