Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ứng dụng lâm sàng của các thang điểm tiên lượng kết cục viêm tụy cấp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ứng dụng lâm sàng của các thang điểm tiên lượng kết cục viêm tụy cấp
Tác giả
Nguyễn Hữu Quí; Võ Thị Mỹ Dung; Võ Duy Thông
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
313-318
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Viêm tụy cấp có tỉ lệ mới mắc tăng đều đặn trong thời gian qua. Phần lớn viêm tụy cấp là nhẹ, đáp ứng với điều trị hỗ trợ trong vài ngày; nhưng một số bệnh nhân tiến triển nặng cần nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về hiểu biết sinh lí bệnh, chẩn đoán và điều trị, tỉ lệ tử vong ở nhóm viêm tụy cấp nặng vẫn còn rất cao. Do vậy, dự đoán bệnh nhân nào có nguy cơ diễn tiến nặng để điều trị tối ưu ngay từ đầu luôn là một trong những vấn đề bức thiết trong quản lý viêm tụy cấp. Nhiều hệ thống thang điểm đã được đề nghị để dự đoán mức độ nặng viêm tụy cấp, nhưng chưa có một thang điểm nào là tiêu chuẩn vàng. Chụp cắt lớp vi tính (CT) là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện hoại tử tụy và các biến chứng tại chỗ, nhưng hoại tử tụy có thể không phát hiện được trong 48 giờ đầu làm giới hạn giá trị của thử nghiệm này trong giai đoạn sớm. Bài tổng quan này nhằm điểm lại các hệ thống thang điểm hiện có, cũng như các yếu tố khác như hình ảnh học, các chất chỉ điểm sinh học trong tiên lượng kết cục viêm tụy cấp.302

Abstract

The incidence of acute pancreatitis has continuously increased overtime. The majority patients with acute pancreatitis has the mild form of the disease and recovers with supportive treatment within a few days, but some patients become seriously ill and need to be admitted to the intensive care unit. Although there have been many advances in pathophysiological understanding, diagnosis, and treatment, the mortality rate in severe acute pancreatitis remains high. Therefore, predicting which patients are at risk of severe course for optimal treatment right from the beginning is always one of the pressing issues in the management of patients with acute pancreatitis. Various scoring systems have been proposed to predict the severity of acute pancreatitis, but there is no gold standard prognostic score. Computed tomography is the gold standard in detecting pancreatic necrosis and local complications, but pancreatic necrosis may not be detected during the first 48 hours, limiting the predictive value of this test. This article will review currently available scoring systems, as well as other predictors such as imaging and biomarkers in predicting acute pancreatitis outcome.