Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ứng dụng phẫu thuật dẫn lưu thắt lưng ổ bụng trong điều trị dò dịch não tủy sau phẫu thuật

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ứng dụng phẫu thuật dẫn lưu thắt lưng ổ bụng trong điều trị dò dịch não tủy sau phẫu thuật
Tác giả
Lê Nguyễn Duy Khương; Lê Thiện Nhân; Nguyễn Công Vinh; Nguyễn Sĩ Bảo
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD12
Trang bắt đầu
240-244
ISSN
2354-0613
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Dò dịch não tủy (CSF), một biến chứng có thể xảy ra sau các ca phẫu thuật thần kinh hoặc cột sống, gây ra các rủi ro đáng kể như nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương và đau đầu do áp lực thấp. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không thể khắc phục được tình trạng rò rỉ kéo dài, các can thiệp phẫu thuật như dẫn lưu não thất - phúc mạc (VP shunt) hoặc dẫn lưu thắt lưng - phúc mạc (LP shunt) được xem xét. Mặc dù VP shunt được sử dụng rộng rãi, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết nội sọ và co giật. Trong khi đó, LP shunt không xâm lấn vào hộp sọ và tránh được các biến chứng liên quan, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân có hệ thống não thất không giãn. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của LP shunt trên ba trường hợp rò dịch não tủy sau phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024. Cả ba bệnh nhân, sau khi trải qua phẫu thuật mở sọ để lấy khối u não, đều gặp tình trạng rò dịch não tủy kéo dài không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Phương pháp LP shunt đã được lựa chọn với hệ thống dẫn lưu kiểu Spetzler có khả năng điều chỉnh áp lực. Kết quả sau phẫu thuật cho thấy cả ba bệnh nhân đều hồi phục tốt, không ghi nhận biến chứng nào như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn shunt. Các triệu chứng lâm sàng đều biến mất và bệnh nhân xuất viện sau bảy ngày. Những kết quả này cho thấy LP shunt có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với tình trạng rò dịch não tủy sau phẫu thuật thần kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân có não thất không giãn. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá chính xác hiệu quả lâu dài của phương pháp này.

Abstract

Cerebrospinal fluid (CSF) leakage, a potential complication following neurosurgical or spinal surgeries, poses significant risks including central nervous system infections and low-pressure headaches. When conservative treatments fail to address persistent leaks, surgical interventions such as ventriculoperitoneal (VP) shunting or lumboperitoneal (LP) shunting are considered. While VP shunts are widely used, they can lead to complications such as intraventricular hemorrhage and seizures. LP shunts, on the other hand, avoid cranial invasion and related complications, making them a suitable alternative, especially in patients with non-dilated ventricles.This study evaluates the effectiveness of LP shunts in three cases of post-neurosurgical CSF leakage at Nhân Dân 115 Hospital between January and June 2024. All three patients, having undergone craniotomies for various brain tumors, exhibited persistent CSF leaks unresponsive to conservative treatments. The LP shunt was chosen as the surgical option, utilizing Spetzler-type systems with adjustable drainage pressure. Postoperative outcomes were favorable, with no reported complications such as infection or shunt malfunction. Symptoms resolved in all cases, and patients were discharged within seven days of surgery.These findings suggest that LP shunts can be an effective and safe treatment for CSF leaks following neurosurgical procedures, particularly in patients with non-dilated ventricles. Further research with larger cohorts and longer follow-up periods is recommended to better assess the long-term efficacy of this intervention.