Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Vai trò các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Vai trò các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer
Tác giả
Võ Văn Giàu; Nguyễn Minh Nam; Võ Văn Tới
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
122-133
ISSN
2734-9446
Tóm tắt

Bệnh Alzheimer (Alzheimer's disease - AD) là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất ở người cao tuổi, được đặc trưng về mặt lâm sàng bởi sự suy giảm dần dần của trí nhớ và các chức năng nhận thức khác dẫn đến mất khả năng tự chủ và có thể dẫn đến tử vong. Với tuổi thọ ngày càng tăng, AD đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam. Trong khi hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này thì việc phát hiện sớm AD là rất quan trọng góp phần làm chậm sự tiến triển, ngăn ngừa và hạn chế tỷ lệ tử vong của bệnh cũng như giảm gánh nặng trong chăm sóc sức khỏe. Việc chẩn đoán AD thông thường dựa vào các tiêu chí bệnh lâm sàng, bao gồm đánh giá tình trạng nhận thức, kiểm tra chức năng thần kinh và xét nghiệm hình ảnh não. Tuy nhiên, những phương pháp chẩn đoán hình ảnh này chỉ được kết luận trong giai đoạn nặng của bệnh, trong khi sinh lý AD bắt đầu vài thập kỷ trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là cần xác định các dấu ấn sinh học tiềm năng có thể được sử dụng trong việc phát hiện sớm AD, tức là trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện, nhằm hỗ trợ công tác điều trị được hiệu quả hơn. Trong bài tổng quan này chúng tôi sẽ tổng hợp, nêu bật các nghiên cứu hiện tại cũng như quan điểm trong tương lai về vai trò của dấu ấn sinh học trong tầm soát, chẩn đoán, điều trị và theo dõi AD.