Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Vai trò của co giật bó cơ trong chẩn đoán bệnh xơ cột bên teo cơ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Vai trò của co giật bó cơ trong chẩn đoán bệnh xơ cột bên teo cơ
Tác giả
Nguyễn Văn Tuận; Vũ Thị Hinh
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
267-271
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Co giật bó cơ có vai trò quan trọng trong đánh giá tổn thương nơ ron thần kinh. Mục tiêu: Nghiên cứu hình thái và vai trò của co giật bó cơ trong bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (XCBTC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 48 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bạch Mai và phòng khám đa khoa Đông Đô, được chẩn đoán XCBTC theo tiêu chuẩn Awaji. Kết quả: Co giật bó cơ xuất hiện ở tất cả các vùng với tỉ lệ cao trên 50%, trong đó cao nhất ở vùng tuỷ cổ (68,75%), sau đó đến vùng tuỷ ngực (65,52%). Ở mỗi vùng, tỷ lệ gặp chỉ có co giật bó cơ dạng phức tạp chiếm đại đa số. Tất cả các vị trí đều ghi nhận có cả hình ảnh co giật bó cơ kèm theo co giật sợi cơ và/hoặc sóng nhọn dương, tỉ lệ gặp ở 4 vùng: hành não, tuỷ cổ, tuỷ ngực, thắt lưng tương ứng là 54.54%, 68.75%, 65.52%, 64.58%. Kết luận: trong bệnh XCBTC, co giật bó cơ chứng tỏ có tổn thương mất phân bố thần kinh ở vị trí tổn sợi trục của nơ ron.

Abstract

Fasciculations have an important role in the assessment of the neuronal injury. Objective: To study the morphology and role of fasciculations in amyotrophic lateral sclerosis (ALS). Subjects and methods: 48 patients were examined at Bach Mai hospital and Dong Do general clinic, diagnosed with ALS according to Awaji criteria. Results: The fasciculations appeared in all regions with a high rate of over 50%, of which the highest was in the cervical spinal cord (68.75%), then the thoracic spinal cord (65.52%). In each region, the prevalence of only complex fasciculations accounts for the majority. All locations were recorded with images of fasciculations accompanied by fibrillations and/or positive shape waves, the rate was found in 4 regions: bulbar, cervical, thoracic, and lumbar spine, respectively 54.54%, 68.75%, 65.52%, 64.58%. Conclusions: In ALS disease, the fasciculations show denervation at the site of neuronal axonal damage.