Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Vai trò của định lượng HbsAg trong đánh giá nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Vai trò của định lượng HbsAg trong đánh giá nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B
Tác giả
Nguyễn Thị Thái An; Lê Thành Hoàng; Đinh Thị Yến Phượng; Nguyễn Thị Việt; Nguyễn Đình Song Huy
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
1+2
Trang bắt đầu
26-30
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu có mục tiêu là khảo sát nồng độ HBsAg trên người HCC và tìm hiểu mối liên quan giữa tăng nồng độ HBsAg và HCC. Mô hình nghiên cứu bệnh - chứng chọn 22 người vào nhóm chứng không HCC, HBeAg (-), tải lượng HBVDNA <10 copies/ml (chưa điều trị HBV), tuân thủ theo dõi liên tục > 2 năm, AFP <20 ng/ml) và 22 người chọn vào nhóm bệnh (đã chẩn đoán xác định HCC, HBsAg (+), chưa điều trị HCC). Phần tầng nguy cơ theo mức độ HBsAg >1000 IU/ml và <1000 IU/ml để tính OR (KTC95%). Nồng độ HBsAg trong nhóm HCC = 3.59 ± 0.37 log10 IU/ml cao hơn nhóm không HCC = 2.76 ± 0.9 log10 IU/ml sự khác biệt có ý nghĩa với P = 0.006. Chi số men gan AST, ALT ở nhóm người HCC cao hơn nhóm không HCC, sự khác biệt có ý nghĩa với P < 0.02, 81% trong nhóm HCC phù hợp với tình trạng AC và 68% trong nhóm không HCC phù hợp với tình trạng IC. 95% (21/22) những người HCC không điều trị HBV, còn lại (1/22) không tuân thủ điều trị 91% (20/22) số người HCC có nồng độ HBsAg > 1000 IU/ml với OR=175 (KTC95%3.2-95, P=0.001); 86% (19/22) người HCC tuổi >40 với OR=31.2 (KTC95%3.5-167,P<0.001); 73% (1622) người HCC là nam giới với OR=9.0( KTC95% 1.3-99, P=0.01); 68% (15/22) người HCC có men ALT>40 IU/ml với OR=9.6 (KTC95% 2.4- 69, P=0.01); 64% (14/22) người có bệnh kèm theo phải sử dụng thuốc thường xuyên với OR=20 (KTC95% 0.96- 107.9, P=0.028). Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ HBsAg trong nhóm người HCC cao hơn so với nhóm không HCC, HBsAg >1000 IU/ml là một trong những yếu tố nguy cơ trong nhóm HCC có 91% số BN có HBsAg >1000 IU/ml so với 36.3% số BN trong nhóm không HCC có HBsAg >1000 IU/ml, ngoài ra định lượng HBsAg còn là một dấu ấn quan trọng để phân biệt AC với IC, giúp đánh giá và theo dõi tiến triển của bệnh. Cần tuân thủ điều trị và theo dõi thường xuyên hơn nếu đồng thời có các yếu tố như nam giới, tuổi > 40, HBsAg 1000 IU/ml; HBeAg ; ALT>40 IU/ml, có bệnh khác kèm theo để phát hiện sớm tình trạng AC, phát hiện sớm khối u gan.