Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Xác định hàm lượng thiếc tổng số trong máu bằng quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) để giám sát sinh học nguy cơ phơi nhiễm với thiếc

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Xác định hàm lượng thiếc tổng số trong máu bằng quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) để giám sát sinh học nguy cơ phơi nhiễm với thiếc
Tác giả
Phạm Văn Tuấn; Tạ Thị Bình; Phùng Thị Thảo; Phạm Thị Vân; Nguyễn Thị Huyền; Nguyễn Đình Trung; Nguyễn Văn Tiềm
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
Số Đặc biệt
Trang bắt đầu
97-105
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi là áp dụng phương pháp xử lý mẫu máu bằng cách pha loãng trực tiếp rồi đo bằng hệ thống Quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) để xác định thiếc, kỹ thuật này được sử dụng trong giám sát sinh học cho người có nguy cơ phơi nhiễm với thiếc. Kết quả: Kết quả cho thấy phương pháp pha loãng mẫu có nhiều ưu điểm phù hợp đối với quá trình xử lý mẫu máu, thích hợp cho việc phân tích trên ICP-MS. Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp là 1g/L. Độ lệch chuẩn tương đối giao động từ 3,90% đến 6,68% , độ thu hồi của phương pháp là 96,47 % chấp nhận được theo tiêu chuẩn AOAC. Kết quả khảo sát hàm lượng thiếc máu trung bình của 130 công nhân tiếp xúc nghề nghiệp là 2,59 g/L cao hơn nhóm đối chứng 0,53 g/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Kết luận: Kỹ thuật xác định thiếc trong máu đơn giản dễ thực hiện có độ chính xác cao, tốc độ phân tích nhanh, hàng loạt, đáp ứng được việc giám sát sinh học cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm với thiếc.

Abstract

The purpose of our study is to apply the method of blood processing on direct dilution and measuring samples by Inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS) to determine tin, the technique is used in biological surveillance of people at risk of tin exposure. Results: The results showed that the sample dilution method has many advantages and suitable for blood sample processing, agreeable for analysis on ICP-MS. The limit of quantification (LOQ) of the method was 1 g/L. Relative standard deviation (3.90% - 6.68%), method recovery of 96.47% were acceptable according to AOAC criteria. The results was found that, the average of blood tin concentration of 130 workers with occupational exposure was 2.59 g/L higher than the control group (0.53 g/L), the difference was statistically significant with p<0.001. Conclusions: The technique of determining tin in blood is simple, easy to implement, has high accuracy, fast analysis speed, batches, and meets biological monitoring for subjects at risk of exposure to tin.