
Xây dựng và hiệu chỉnh cấu trúc mô hình Markov để đánh giá chi phí – hiệu quả chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần vị thành niên trong trường học tại Việt Nam. Phương pháp: Sử dụng tổng quan hệ thống, tổng quan tài liệu kết hợp với phỏng vấn sâuchuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, kinh tế y tế, y tế và giáo dục (10 chuyên gia) và thảo luận nhóm (01 cuộc thảo luận nhóm). Kết quả: Dựa trên tổng quan hệ thống các mô hình tương tự trên thế giới và tổng quan các tài liệu khác, toàn bộ các sự kiện/trạng thái sức khỏe trong mô hình Markov có liên quan được liệt kê. Sau đó, các trạng thái được đánh giá để đưa vào/loại ra dựa trên các tiêu chí đã được xác định trước. Các trạng thái được đưa vào được sắp xếp thành một chuỗi các sự kiện và sơ đồ hóa (mô hình Markov). Kết quả phỏng vấn sâu đã khẳng định về tính đại diện và đầy đủ của các trạng thái được đưa vào; sự rõ ràng về khái niệm của trạng thái; tính phù hợp về lâm sàng của chuỗi các sự kiện; và khả năng phản ánh kết quả đầu ra cuối cùng (mắc bệnh và tử vong) của chuỗi sự kiện. Kết luận: Cấu trúc của mô hình đánh giá chi phí – hiệu quả của chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần cho vị thành niên trong trường học tại Việt Nam (RAP-V) đã được đánh giá là phù hợp để triển khai.
To develop and validate the Markov model for an economic evaluation of a school-based mental health promotion and prevention intervention in Vietnam. Method: Using systematic review, literature reivew combined with in-depth interviews with experts in the fields of mental health, health economics, health sectors and education sector (10 in-depth interviews) and focus group discussion (one focus group discussion). Results: Based on a systematic review of similar international models and a review of other literature, all relevant Markov health states were listed. The states were then evaluated for inclusion/exclusion based on predefined criteria. The selected states were sorted into a sequence of events and diagrammed (Markov model). The in-depth interview results confirmed the representativeness and completeness of the selected Markov states; the clarity of the Markov state; the clinical relevance of the sequence of events; and the ability to reflect the final outcomes of the sequence of events. Conclusion: The proposed Markov model to evaluate the cost-effectiveness of a school-based mental health intervention program in Vietnam (RAP-V) has been evaluated as suitable for implementation.
- Đăng nhập để gửi ý kiến