Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Áp dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong việc lựa chọn cuống mạch cấp máu mang phức hợp quầng núm vú trong phẫu thuật thu gọn vú

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Áp dụng chụp cắt lớp vi tính đa dãy trong việc lựa chọn cuống mạch cấp máu mang phức hợp quầng núm vú trong phẫu thuật thu gọn vú
Tác giả
Tạ Thị Hồng Thuý; Trần Thiết Sơn; Phạm Thị Việt Dung; Lưu Hồng Nhung; Lại Thu Hương
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
264-268
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định các nguồn động mạch cấp máu chính cho phức hợp quầng núm vú (QNV), áp dụng cho phẫu thuật thu gọn vú phì đại rất lớn để giảm thiểu nguy cơ hoại tử phức hợp QNV. Phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca lâm sàng không nhóm chứng cắt ngang đánh giá nguồn cấp máu cho QNV chính xác nhất dựa trên chụp mạch cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán phì đại vú thể tích rất lớn có chỉ định phẫu thuật. Kết quả: 28 bệnh nhân với mức độ sa trễ độ 3 được thực hiện chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) ở cả hai vú để xác định nguồn cấp máu ưu thế cho quầng núm vú. Kết quả: cấp máu cho vú với động mạch vú trong ưu thế 56/56 vú (100%), động mạch ngực ngoài ưu thế 19/56 vú (33,93%), động mạch liên sườn 8/56 vú (14,3%). MSCT đo thể tích vú thấp nhất là 1000ml và lớn nhất 2412ml. Dựa trên kết quả chụp MSCT thiết kế vạt trục mạch mang phức hợp QNV mang nhánh mạch ưu thế hoàn toàn từ động mạch vú trong: cuống trên trong 43/56 (76,79%), cuống trên 9/56 vú (16,07%) và cuống trong 4/56 vú (7,14%). Không có vú nào bị hoaị tử quầng núm vú sau phẫu thuật, chỉ có 2 QNV thiểu dưỡng nhẹ. Kết luận: Chụp MSCT vùng vú trước phẫu thuật giúp cho việc lựa chọn dạng cuống mạch cấp máu cho QNV và giảm thiểu nguy cơ hoại tử QNV trong phẫu thuật thu gọn vú đối với mức độ phì đại lớn và sa trễ nhiều.

Abstract

Aims to identify the main arterial sources of blood supply to the nipple-areola complex (NAC), which is applicable to very large hypertrophic breast reduction surgery, in order to minimize the risk of NAC complex necrosis. Methods: Describe a cross-sectional, uncontrolled clinical case series to evaluate the most accurate blood supply to the NAC based on angiography for all patients diagnosed with excessive breast enlargement requiring surgery. Results: 28 patients with grade 3 ptosis underwent multi-slice computerized tomography (MSCT) scan of both breasts to determine the dominant blood supply to the nipple areola. Of the blood supplies to the breast, the internal mammary artery predominates in 56/56 breasts (100%), the external thoracic artery predominates in 19/56 breasts (33,93%), and the intercostal artery in 8/56 breasts (14,3%). MSCT measures a minimum breast volume of 1000ml and the maximum of 2412ml. Based on the MSCT scan results, the axial flap design carrying the QNV complex has a dominant branch entirely from the internal mammary artery: superior medial pedicle in 43/56 (76,79%), superior pedicle in 9/56 breasts (16,07%) and medial pedicle in 4/56 breasts (7,14%). None of the breasts showed signs of nipple-areola necrosis after surgery, and only 2 NAC had mild hypotrophy. Conclusion: Preoperative breast MSCT imaging is helpful in selecting the type of pedicle that supplies blood to the NAC, and minimizes the risk of NAC necrosis during breast reduction surgery in cases of significant hypertrophy and severe grades of ptosis.