
Khảo sát biểu hiện hóa mô miễn dịch ALK và đánh giá mối liên quan giữa biểu hiện ALK với một số đặc điểm mô bệnh học của u nguyên bào thần kinh. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu biểu hiện hóa mô miễn dịch ALK (D5F3) và mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học trên 90 trường hợp u nguyên bào thần kinh chẩn đoán tại Bộ môn Mô phôi – Giải phẫu bệnh, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2021. Kết quả: Biểu hiện ALK được ghi nhận trong 91,1% u nguyên bào thần kinh, trong đó hơn 50% trường hợp bắt màu 4+ (> 75% tế bào u). U nguyên bào thần kinh không biệt hóa có tỉ lệ dương tính ALK thấp hơn so với nhóm biệt hóa kém và không biệt hóa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,024). Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa biểu hiện ALK và chỉ số phân bào – nhân vỡ cũng như nhóm tiên lượng mô bệnh học theo Hội giải phẫu bệnh học u nguyên bào thần kinh quốc tế. Kết luận: Sự biểu hiện ALK chiếm tỉ lệ cao, đặc hiệu ở mô u và âm tính ở mô bình thường, mở ra triển vọng cho sự phát triển của các kháng thể nhắm đích ALK. Tỉ lệ dương tính ALK cao hơn ở những u NBTK biệt hóa hơn. Cần thêm nhiều nghiên cứu để sáng tỏ vai trò của ALK trong quá trình phát triển mào thần kinh.
To investigate the relations between ALK expression and some histopathological features of neuroblastoma. Methods: 90 cases of neuroblastoma at the Department of Histoembryology - Pathology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City from 01/01/ 2018 to 12/31/2021, were stained with ALK (D5F3) antibody. The ALK expression and its relations with some histopathological features were investigated. Results: ALK expression was 91.1% (82/90 cases), more than 50% positive for 4+ (> 75% of tumor cells). The undifferentiated subtype had a lower ALK positivity rate than the poorly differentiated and differentiating subtypes; the difference was statistically significant (p = 0.024). There was no relation between ALK expression and Mitotic-Karyorrhectic Index and the prognostic groups according to the International Neuroblastoma Pathology Classification (INPC). Conclusion: Specific ALK positivity in neuroblastoma cells and negativity in normal tissues provides an opportunity to develop ALKtargeting antibodies. The rate of ALK positivity is higher in more differentiated neuroblastoma tumors. More studies are needed to elucidate the role of ALK in neural crest development.
- Đăng nhập để gửi ý kiến