Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Cắt tử cung với hiệu quả giảm đau vùng chậu ở các trường hợp lạc nội mạc tử cung

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Cắt tử cung với hiệu quả giảm đau vùng chậu ở các trường hợp lạc nội mạc tử cung
Tác giả
Nguyễn Hồng Hoa; Trần Thị Ngọc Anh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
6-10
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau cắt tử cung ở các trường hợp LNMTC trong cơ tử cung. Phương pháp: Báo cáo loạt ca tiến cứu 52 trường hợp LNMTC trong cơ tử cung có tình trạng đau vùng chậu và đã được quyết định cắt tử cung do tình trạng bệnh trầm trọng. Điểm số đau dựa theo thang điểm Visual Analog Scale (VAS) được xác định trước, sau phẫu thuật 01 tháng và 03 tháng tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Trước phẫu thuật cắt tử cung, mức độ đau theo thang điểm VAS của nhóm nghiên cứu có trung vị bằng 7, thấp nhất là 6 và cao nhất là 9. Sau phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng, mức độ đau theo thang điểm VAS có trung vị lần lượt là 2 (2-3) và 1 (1-2). Như vậy, có sự thay đổi có nghĩa thống kê về mức độ đau theo thang điểm VAS (p<0,001). Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung vẫn là điều trị tận gốc cho tình trạng đau vùng chậu liên quan tới lạc nội mạc trong cơ tử cung, tuy nhiên tình trạng đau chỉ giảm rõ sau 3 tháng phẫu thuật.

Abstract

To observe the effects of total hysterectomy in treatment of chronic pelvic pain associated with adenomyosis. Methods: A prospective continuing study including 52 patients with chronic pelvic pain associated with adenomyosis who received hysterectomy caused of serious status. The visual analog scale (VAS) was used for pain assessment before and 1and 3 months after surgery. Results: Before hysterectomy, the median pain score in our study was 7, the lowest was 6 and the highest was 9. After 1 month and 3 months hysterectomy, the median score was 2 (2-3) and 1 (1-2), respectively. So, the ratio of severe pelvic pain decreased significantly compared to the time before operating hysterectomy in our study. Conclusion: Hysterectomy is still a radical method for pelvic pain associated with adenomyosis, although the pain only decreases clearly after 3 months operation.