
Khảo sát đặc điểm nhân trắc, bệnh đồng mắc ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khám ngoại trú tại Đơn vị Hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có và không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đồng mắc. Khảo sát mức độ nặng của triệu chứng hô hấp, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc điểm điều trị thuốc đường phun hít ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đồng mắc BPTNMT. Xác định mối tương quan giữa mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn và một số đặc điểm của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng tham gia là người có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (ngáy hoặc buồn ngủ ban ngày), khám ngoại trú tại Đơn vị hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: 48 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ kèm BPTNMT (gọi là nhóm COSA, n = 30), nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đơn thuần (gọi là nhóm ROSA, n = 18). Bệnh nhân ở nhóm COSA có nhiều bệnh đồng mắc hơn nhóm ROSA (điểm Charlson lần lượt là 2,33 và 1,17). Ở nhóm COSA, 100% bệnh nhân khó thở mạn tính với mMRC trung bình là 2,83 ± 0,75, FEV1 trung bình là 60,07 ± 23,09%, tỉ lệ bệnh nhân có điều trị thuốc hô hấp dạng hít là 86%. Tỉ lệ OSA ở nhóm COSA là 90%, nhóm ROSA là 88,9%. AHI tương quan có ý nghĩa thống kê với chỉ số BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS, sp02 thấp nhất (r = 0,45, 0,43, 0,46, 0,44, -0,69). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là yếu tố nguy cơ của OSA (OR = 1,125). Kết luận: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tình trạng cần được tầm soát ở bệnh nhân BPTNMT và có thể dự đoán bằng một số yếu tố gồm BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS.
To evaluate some biometric characteristics, scores comorbidities on OSA outpatients at the Respiratory Units of Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital. To survey on respiratory symptom severity, airway obstruction and aerosol treatment characteristics in patients with OSA and COPD. To determine the correlations between the severity of OSA and specific patient characteristics. Methods: cross-sectional, single-center descriptive study. We enrolled 48 outpatients with symptoms as snore, or daytime sleepiness at the RU-CTUMP in the study in three months. Results: 48 patients were divided into two groups with overlapped COPD and risk of OSA (COSA, n = 30) vs. risk of OSA-only (ROSA, n = 18). Overlapped patients had more comorbidities than ROSA patients (Charlson scores of 2.33 and 1.17, respectively). In the COSA group, 100% of the patients suffered from dyspnea with the mean mMRC scores of 2.83 ± 0.75, mean FEV1 was 60.07 ± 23.09%, and 86% received inhaled medicine. There were significant correlations between the AHI value and the body mass index, neck circumferences, STOP-Bang score, the value of the Snoring Severity Scale, and minimum SpO2 (r = 0.45, 0.43, 0.46, 0.44, -0.69, respectively). In addition, COPD was a risk factor for OSA (OR = 1.125). Conclusions: OSA is a condition that should be screened for in patients with COPD. Clinicians can use several predictors of obstructive sleep apnea, including BMI, neck circumference, STOP-Bang questionnaire, SSS snoring score to prognosis OSA.
- Đăng nhập để gửi ý kiến