Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập tại các khoa Nội, Bệnh viện Quân Y 103

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập tại các khoa Nội, Bệnh viện Quân Y 103
Tác giả
Nguyễn Văn An; Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
330-333
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phân lập tại các khoa nội Bệnh viện Quân y 103 năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn P. aeruginosa phân lập được từ các khoa Nội, Bệnh viện Quân y 103 năm 2020. Kết quả: Tổng số 109 chủng P. aeruginosa phân lập được từ các khoa Nội, Bệnh viện Quân y 103 trong năm 2020. Trong đó, P. aeruginosa phân lập được chủ yếu từ người bệnh nam giới (68,8%), người bệnh >60 tuổi (51,4%), khoa Hồi sức nội (32,1%) và khoa Truyền nhiễm (22,0%). P. aeruginosa kháng cao nhất với levofloxacin (66,4%), ciprofoxacin (66,1%) và ticarcillin/clavulanic acid (62,4%). Ngược lại vi khuẩn này kháng thấp nhất với colistin (5,3%). P. aeruginosa nhạy cảm cao nhất với amikacin (57,8%); nhạy cảm thấp nhất với levofloxacin (31,8%). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy P. aeruginosa phân lập được chủ yếu từ khoa Hồi sức nội, ở người bệnh >60 tuổi. Vi khuẩn này kháng cao nhất với levofloxacin, ciprofoxacin, ticarcillin/clavulanic acid, kháng thấp nhất với colistin. P. aeruginosa nhạy cảm cao nhất với amikacin, nhạy cảm thấp nhất với levofloxacin.

Abstract

Study the antimicrobial resistance characteristic of Pseudomonas aeruginosa strains isolated from internal medicine wards of Military Hospital 103. Subject and methods: This cross-sectional study aimed to investigate the antimicrobial resistance features of P. aeruginosa strains isolated from internal medicine wards of Military Hospital 103 in 2020. Results: The total number of P. aeruginosa strains isolated in 2020 was 109. Of which, P. aeruginosa was mostly isolated from male patients (68.8%), who were >60 years old (51.4%), the internal medicine intensive care unit (32.1%), and infectious diseases department (22.0%). P. aeruginosa was the most resistant to levofloxacin (66.4%), ciprofloxacin (66.1%), and ticarcillin/clavulanic acid (62.4%). By contrast, P. aeruginosa was the least resistant to colistin (5.3%). P. aeruginosa was the most sensitive to amikacin (57.8%) and the least sensitive to levofloxacin (31.8%). Conclusion: Our study indicated that P. aeruginosa was mostly isolated from the internal medicine intensive care unit and patients >60 years old. P. aeruginosa was the most resistant to levofloxacin, ciprofoxacin, and ticarcillin/clavulanic and the least resistant to colistin. P. aeruginosa was the most sensitive to amikacin and the least resistant to levofloxacin.