Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc Covid-19

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc Covid-19
Tác giả
Hoàng Thu Soan; Vũ Tiến Thăng; Vũ Thị Thu Hằng; Vi Thị Phương Lan; Nguyễn Việt Đức; Nguyễn Thu Phương; Chu Hoàng Hưng; Đàm Thu Hiền
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
188-192
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí của bệnh nhân sau mắc COVID-19 tại bệnh viện trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên. Phương pháp: mô tả cắt ngang đặc điểm lâm sàng và kết quả thăm dò chức năng hô hấp của 49 đối tượng có hội chứng sau mắc COVID-19 đến khám tại bệnh viện trường đại học Y-Dược Thái Nguyên từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Bệnh nhân nữ là 55,1%, nam là 44,9%; rối loạn thông khí ở nữ là 26,5%, ở nam là 20,4%, ở bệnh nhân trên 35 tuổi là 28,6%, 15-35 tuổi là 18,4%. Hầu hết bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường. Thời gian dương tính với COVID-19 dưới 1 tuần là 71,4%, từ 1 tuần trở lên là 28,6%. Thời gian đến khám sau mắc COVID-19 dưới 1 tháng là 20,4%, từ 1 tháng trở lên là 79,6%. Đa số bệnh nhân không có tiền sử bệnh hô hấp hoặc liên quan đến hô hấp (83,7%). Thời gian mắc COVID-19 sau tiêm vaccin mũi 3 là 180 ± 15 ngày. Bệnh nhân có dấu hiệu ho là 51%, đau ngực là 30,6%, khó thở hoặc hụt hơi là 44,9 %. Bệnh nhân có ho, đau ngực, khó thở hoặc hụt hơi có rối loạn thông khí lần lượt là 28,6%, 18,4% và 18,4%. Rối loạn thông khí kiểu tắc nghẽn nhẹ là 57,14%, hạn chế mức độ nhẹ là 14,3%, hạn chế mức độ vừa 2,04%. Chỉ số FEF 25-75% có mối tương quan nghịch với dấu hiệu hụt hơi (p<0,05). Kết luận: các bệnh nhân mắc COVID-19 cần được đánh giá chức năng thông khí, chỉ số FEF gợi ý phù hợp với các triệu chứng lâm sàng.

Abstract

Clinical characteristics and investigation of pulmonary function of patients after COVID-19 at Thai Nguyen university of Medicine and Pharmacy hospital. Methods: Cross-sectional description of clinical characteristics and investigation of pulmonary function of 49 patients after COVID-19 at Thai Nguyen university of Medicine and Pharmacy hospital from 3-12/2022. Results: 55,1% female, 44,9% male. Pulmonary dysfunction: 26,5% female, 20.4% male, 28,6% over 35-year-old patients, 15-35 years old is 18,4%. Most patients have a normal BMI. The time to be positive for COVID-19 less than 1 week is 71,4%, from 1 week or more is 28,6%. The time to come to the doctor after contracting COVID-19 for less than 1 month is 20,4%, from 1 month or more is 79,6%. 83,7% patient had no history of respiratory or diseases affecting the respiratory. The duration of COVID-19 infection after vaccination with the third dose is 180 ± 15 days. Patients have signs of cough is 51%, chest pain is 30,6%, shortness of breath is 44.9%. Patients had Pulmonary dysfunction with cough is 28,6%, with chest pain is 18,4%, with shortness of breath is 18.4%. Mild obstructive ventilation dysfunction was 57,14%, mild restrictive ventilation dysfunction was 14,3%, moderate restrictive ventilation dysfunction was 2,04%. FEF 25-75% has a negative correlation with signs of shortness of breath (p<0.05). Conclusion: Patients with COVID-19 should be investigation of pulmonary function, the suggested FEF index is consistent with clinical symptoms.