Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá căng thẳng liên quan đái tháo đường và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá căng thẳng liên quan đái tháo đường và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi
Tác giả
Võ Lê Quỳnh Như; Nguyễn Thanh Huân
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
196-201
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá tỉ lệ căng thẳng mức độ trung bình - nặng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 161 bệnh nhân ≥60 tuổi mắc đái tháo đường típ 2 từ 3 tháng trở lên điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội tiết Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2023 đến cuối tháng 11 năm 2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận kết quả từ việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đánh giá mức độ căng thẳng liên quan đái tháo đường Diabetes Distress Scale (DDS-17) cùng các yếu tố liên quan. Kết quả: Người cao tuổi mắc căng thẳng đái tháo đường mức độ trung bình - nặng thường có trình độ học vấn thấp dưới trung học phổ thông (35% so với 5%, p <0,001), thời gian bệnh dưới 5 năm năm thường mắc căng thẳng mức độ nặng hơn (31,8% so với 13,8%, p<0,001) và >10 năm sẽ có nguy cơ mắc căng thẳng mức độ trung bình (73,2% so với 45,5%, p<0,001). Ngoài ra, bệnh nhân dùng thuốc uống và tuân thủ dùng thuốc kém và khả năng kiểm soát đường huyết không tốt làm tăng khả năng bị căng thẳng (p<0,05). Về phương diện lão khoa, căng thẳng ít gặp ở nhóm bệnh nhân không suy yếu (79% so với 17%, p<0,001), không uống quá 5 loại thuốc mỗi ngày và không có hoặc ít bị trầm cảm lão khoa (p<0,05). Khi thực hiện hồi quy logistic đa biến, các yếu tố liên quan đến căng thẳng trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi là tăng huyết áp (OR 0,16; KTC 95% 0,03 – 0,99; p <0,05), bệnh võng mạc đái tháo đường (OR 269,74; KTC 95% 7,71 – 9431, 64; p <0,05), phương thức điều trị (OR 4,60; KTC 95% 1,46 – 14,89; p <0,05), việc tuân thủ dùng thuốc (OR 3,63; KTC 95% 1,30 – 10,16; p <0,05), mức độ kiểm soát đường huyết (OR 1,28; KTC 95% 0,34 – 4,79; p <0,05) và trầm cảm lão khoa (OR 16,76; KTC 95% 0,00 – 1544,85; p <0,05). Kết luận: Thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, bệnh đồng mắc liên quan đái tháo đường, sự tuân thủ dùng thuốc và khả năng kiểm soát đường huyết, đa bệnh đa thuốc và trầm cảm lão khoa là những yếu tố làm tăng nguy cơ căng thẳng ở người cao tuổi. Căng thẳng đái tháo đường là một vấn đề cần được tầm soát đánh giá trong chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi và là mục tiêu chiến lược trong bảo vệ sức khoẻ tinh thần theo khuyến cáo của ADA 20241.

Abstract

To assess the incidence of moderate - severe stress and related factors of diabetes related – distress in elderly patients with type 2 diabetes. Methods: This cross-sectional study was conducted on 161 outpatients aged ≥ 60 years with type 2 diabetes mellitus for 3 months or more at the Endocrinology Clinic of Thong Nhat Hospital in Ho Chi Minh City from October 2023 to the end of November 2023. Subjects were given results from interviews using the Diabetes Distress Scale (DDS-17) and related factors. Results: Older adults with moderate - severe diabetes stress were less likely to have highest levels of education below high school (35% vs 5%, p <0.001), less than 5 years of illness were more likely to experience severe stress (31.8% vs 13.8%, p<0.001) and >10 years were at risk of moderate stress (73.2% vs 45.5%, p<0.001). In addition, patients taking oral medications, poor medication adherence and poor glycemic control increased their likelihood of stress (p<0.05). On the geriatric front, stress was less common in patients who were not impaired (79% vs 17%, p<0.001), took no more than five types of medication per day, and had no or mild geriatric depression (p<0.05). In multivariate logistic regression model, stress-related factors in elderly patients with type 2 diabetes mellitus are hypertension (OR 0.16; 95% CI 0.03 – 0.99; p <0.05), diabetic retinopathy (OR 269.74; 95% CI 7.71 – 9431.64; p <0.05), treatment modalities (OR 4.60; 95% CI 1.46 – 14.89; p <0.05), medication adherence (OR 3.63; 95% CI 1.30 – 10.16; p <0.05), the degree of glycemic control (OR 1.28; 95% CI 0.34 – 4.79; p <0.05) and geriatric depression (OR 16.76; 95% CI 0.00 – 1544.85; p <0.05). Conclusions: Duration of diabetes, method of treatment, diabetes-related comorbidities, medication adherence and glycemic control, multi-drugs, and geriatric depression are factors that increase stress risk in older adults. Diabetes – related distress is an issue that needs to be screened and evaluated in the health care of the elderly and is also a strategic goal in protecting mental health as recommendation of ADA 20241.