
Đột quỵ não (ĐQN) là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cho những người sống sót [1]. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) tổng thể và theo từng lĩnh vực ở bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang đo chất lượng cuộc sống dành riêng cho đột quỵ (SS-QOL); xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến CLCS sau đột quỵ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trênbệnh nhân sau khởi phát ĐQN 1 tháng đến tái khám tại Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai. Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng gồm 3 phần: Thông tin chung đánh giá tình trạng độc lập chức năng sinh hoạt cơ bản hằng ngày bằng thang điểm Barthel, Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống SS-QOL cho người bệnh ĐQN. Kết quả: Từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, có 207 bệnh nhân bị đột quỵ não được tái khám sau 1 tháng tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Bạch Mai. Tỉ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt chiếm 36,23%, đặc biệt cao ở lĩnh vực sức khỏe chức năng. Người bệnh có CLCS kém chiếm tỉ lệ thấp 1,45%. Tỷ lệ người bệnh sau điều trị ĐQN 1 tháng có thể độc lập chức năng sinh hoạt cơ bản hàng ngày (Chỉ số Barthel) chiếm tỷ lệ cao, trên 90%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tuổi càng cao thì CLCS càng thấp, những người không bị mắc bệnh nào có CLCS tốt hơn những người bị mắc từ 1 bệnh lý kèm theo trở lên ở lĩnh vực sức khỏe chức năng, Chỉ số Barthel càng càng cao bệnh nhân càng có CLCS tốt trên tất cả các lĩnh vực của CLCS. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết luận: Sau 1 tháng điều trị, người bệnh có chất lượng cuộc sống từ trung bình đến tốt khá cao đặc biệt ở lĩnh vực sức khỏe chức năng. Có sự ảnh hưởng của tuổi, số lượng bệnh lý kèm theo đặc biệt là tăng huyết áp, chỉ số Barthel lên các lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cerebral stroke is a high cause of death. For those that survive, it can leave many sequelae that impact quality of life. Objectives: To assess overall and sub-area quality of life (“QOL”) in patients after cerebral stroke using the stroke-specific quality of life scale (“SS-QOL”) and to identify factors that may affect quality of life after stroke. Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on patients who came to be re-examined at the Stroke Center of Bach Mai Hospital one month after the onset of cerebral stroke. The set of interview questions comprised three sections: a general information section, an assessment of the patient’s ability to perform basic daily living activities using the Barthel Scale, and an assessment of the patient’s quality of life using the SS-QOL. Results: From August 2022 to January 2023, 207 patients experiencing cerebral stroke were re-examined at the Stroke Center of Bach Mai Hospital. After one month of cerebral stroke onset, 36.23% of the patients treated at the Stroke Centre had a good quality of life, especially in regard to functional health. Meanwhile, only 1.45% of the patients treated had a poor quality of life one month after cerebral stroke onset. After one month of treatment, a high percentage of patients – over 90% – could independently perform basic daily activities (based on the Barthel Scale). Research results also show that older people have a lower quality of life than younger people, people without any disease have a better quality of life than those with 1 or more comorbidities in the functional health field, patients with a high Barthel Index have a good quality of life across all domains. This difference is statistically significant with p < 0.05. Conclusion: After one month of treatment, patients had a fairly high average to good quality of life, especially in regard to functional health. There are some influence factors such as age and the number of comorbidities (especially hypertension) that affect a patient’s quality of life and the scores generated using the Barthel Scale.
- Đăng nhập để gửi ý kiến