
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và dung nạp của phác đồ tân bổ trợ trên bệnh nhân ung thư dạ dày (UTDD) tiến triển tại chỗ trong giai đoạn 2018-2020. Đối tượng nghiên cứu: 70 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTDD tiến triển tại chỗ, được chỉ định điều trị phác đồ hóa trị tân bổ trợ ECX/ECF hoặc FLOT tại Bệnh viện K. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng một phần ở nhóm ECX/ECF và FLOT lần lượt là 69,70% và 89,20%. Không có sự khác nhau có ý nghĩa về mức độ đáp ứng giữa hai nhóm (p=0,716). 78,79% trong nhóm ECX/ECF và 88,56% trong nhóm FLOT được tiến hành phẫu thuật. Giảm bạch cầu trung tính là biến cố bất lợi có tỉ lệ gặp biến cố độ 3, 4 cao nhất ở cả hai phác đồ (phác đồ FLOT là 10,81%, phác đồ ECX/ECF là 24,24%). Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ gặp biến cố giữa nhóm có dự phòng và không dự phòng hạ bạch cầu trung tính. Kết luận: về hiệu quả điều trị: không có sự khác nhau có ý nghĩa về mức độ đáp ứng giữa hai nhóm. Về khả năng dung nạp của phác đồ tân bổ trợ ở hai nhóm: về biến cố hạ bạch cầu trung tính, có thể kiểm soát bằng việc dự phòng sao cho phù hợp về mặt lợi ích và nguy cơ đối với từng bệnh nhân.
This study aims to assess effectiveness and tolerance with neoadjuvant chemotherapy in patients with locally advanced gastric cancer in the period of 2018-2020. The study used the descriptive cross-sectional method to investigate 70 patients diagnosed with locally advanced gastric cancer, assigned to ECX/ECF or FLOT neoadjuvant chemotherapy regimens at Vietnam National Cancer Hospital. The results show that the partial response rates in the ECX/ECF and FLOT groups were 69.70% and 89.20%, respectively. There was no significant difference in the response level between the two groups (p = 0.716). 78.79% in the ECX/ECF group and 88.56% in the FLOT group underwent surgery. Neutropenia was an adverse event with the highest rate of grades 3 and 4 in both regimens (FLOT regimen was 10.81%, ECX/ECF regimen was 24.24%). There is a statistically significant difference in the incidence of events between the groups with prophylaxis and non-prophylaxis by granulocyte colony-stimulating factor. Taken together, there was no significant difference in the response level between the two groups; regarding the event of neutropenia, it could be controlled by prophylaxis in terms of benefits and risks for each patient.
- Đăng nhập để gửi ý kiến