Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả điều trị kích thích thần kinh chày sau qua da so với solifenacin cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau đột quỵ não

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả điều trị kích thích thần kinh chày sau qua da so với solifenacin cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau đột quỵ não
Tác giả
Trần Thị Linh; Nguyễn Hoài Nam; Nguyễn Thị Khánh Vân; Trịnh Thị Thanh Hải; Đỗ Đào Vũ
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
338-342
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Để so sánh hiệu quả của phương pháp kích thích thần kinh chày sau qua da và solifenacin trong điều trị bàng quang tăng hoạt (OAB) sau đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng trên 52 bệnh nhân bị OAB sau đột quỵ não tại Trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ 17/10/2022 đến 28/05/2023. Các đối tượng được lựa chọn, chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm (can thiệp - đối chứng), trong đó nhóm can thiệp được điều trị bằng kích thích thần kinh chày sau qua da (tTNS) 3 buổi một tuần trong 4 tuần, nhóm đối chứng được điều trị bằng Solifenacin 5mg trong 4 tuần. Các bệnh nhân được đánh giá thang điểm OABSS, nhật ký đi tiểu, thang đánh giá mức độ hài lòng người bệnh VAS thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 4 tuần. Kết quả: Thay đổi điểm OABSS trước – sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 1.85 ± 0.27 kém hơn nhóm đối chứng là 2.92 ± 0.35 (p<0.05). Sự thay đổi triệu chứng tiết niệu của nhóm nghiên cứu dựa trên nhật ký đi tiểu tương đương nhóm đối chứng về số lần tiểu đêm/24h (1.57 và 1.74), số số lần tiểu gấp/24h (1.21 và 1,62), số lần són tiểu/24h (0.82 và 1.25) (p>0.05). Nhóm nghiên cứu có mức độ hài lòng theo thang điểm VAS cao hơn nhóm đối chứng (7.23 và 5.95) (p<0.05). Kết luận: Áp dụng kích thích thần kinh chày sau qua cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau đột quỵ não làm giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt, mang lại hiệu quả thấp hơn so với điều trị bằng Solifenacin 5mg, tuy nhiên có mức độ hài lòng cao hơn. Kết quả này gợi ý một lựa chọn can thiệp hiệu quả, ít tác dụng phụ trong tương lai.

Abstract

To compare the effectiveness of transcutaneous tibial nerve stimulation and solifenacin for the treatment of overactive bladder syndrome (OAB) after stroke. Subjects and research methods: Randomized controlled trial. 52 patients with OAB after stroke at Bach Mai Hospital Rehabilitation Center from 17/10/2022 to 28/05/2023. Subjects were selected and randomly divided into 2 groups (intervention group – control group), the intervention group was treated with transcutaneous tibial nerve stimulation (tTNS) 3 sessions a week for 4 weeks, each session lasted 30 minutes, the control group was treated with Solifenacin 5mg for 4 weeks. Patients were evaluated on the OABSS scale, voiding diary, and VAS patient satisfaction scale before intervention and 4 weeks after intervention. Results: Change in OABSS score before – after treatment of the intervention group was 1.85 ± 0.27, which was less than the control group, 2.92 ± 0.35 (p<0.05). The change in urinary symptoms of the study group based on the urinary diary was similar to the control group including nocturia/24 hours (1.57 and 1.74), urgency/24 hours (1.21 and 1.62). urge incontinence/24h (0.82 and 1.25) (p>0.05). The intervention group had a higher level of satisfaction according to the VAS scale than the control group (7.23 and 5.95) (p<0.05). Conclusion: Applying tTNS for patients with overactive bladder after stroke reduces symptoms of overactive bladder, has less effectiveness than treatment with Solifenacin 5mg, but has better level of satisfaction. tTNS may be an effective option for the treatment of OAB after stroke with few side effects.