Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả
Huỳnh Thanh Tuệ; Phạm Nguyên Tường; Hoàng Nguyễn Hoài An; Nguyễn Minh Hành
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
82
Trang bắt đầu
13-19
ISSN
2354-1024
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả của phác đồ hóa xạ trị tiền phẫu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn T3, T4 chưa di căn xa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 37 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn T3, T4, chưa di căn xa được xạ trị liều 45 Gy/25 phân liều kết hợp hóa chất Capecitabine 825 mg/m2 da x 2 lần/ngày vào các ngày xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 02/2019 đến 07/2021. Tất cả bệnh nhân được đánh giá đáp ứng với điều trị theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 và độc tính theo CTCAE v5.0. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,6 ± 12,5, với tỷ lệ nam/nữ là 2,4/1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đại tiện phân lẫn máu với 86,5%. Đa số u ở trực tràng thấp (56,8%), giai đoạn 4 (62,5%). Giai đoạn T3 chiếm 70,3%, hạch dương tính chiếm 59,5%. Tỷ lệ giai đoạn II, III lần lượt là 40,5% và 59,5%. Ung thư biểu mô tuyến là chủ yếu với 97,3%. Sau điều trị, tỷ lệ hạ thấp giai đoạn T là 48,6% và giảm giai đoạn hạch N là 48,6%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt đáp ứng toàn bộ và đáp ứng hoàn toàn trên lâm sàng là 51,3% và 16,2% tương ứng. Có mối tương quan giữa giới tính, vị trí u và giai đoạn bệnh trước điều trị với đáp ứng sau hóa xạ trị. Không có bệnh nhân có độc tính độ 4. Độc tính độ 3 chỉ gặp ở 1 bệnh nhân (2,7%) với hạ Hemoglobin, còn lại là độc tính độ 1 - 2 chiếm tỷ lệ lớn. Kết luận: Hóa xạ trị tiền phẫu là phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn với độc tính có thể chấp nhận được cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn T3, T4, chưa di căn xa.

Abstract

Evaluating the efficacy of preoperative chemoradiotherapyand relating factors in patients with T3, T4, non - distant metastatic rectal cancer. Methods: Thirty - seven patients with T3, T4, no metastasis rectal cancer were treated with radiotherapy (45 Gy/25 fractions) and concomitant Capecitabine (825 mg/m2 bid on each day of the radiotherapy period) at Hue Central Hospital between February 2019 and July 2021. All patients were evaluated for response to the treatment using RECIST 1.1 and toxicities according to CTCAE v5.0. Results: The mean age was 56.6 ± 12.5 years; with male:female ratio of 2.4:1. The most common symptom was hematochezia (86.5%). The majority of tumors were stage 4 (62.5%) and were located in distal rectum (56.8%). There were 70.3% patients with T3 and 59.5% with positive node. The proportion of stage II and III were 40.5% and 59.5%, respectively. Adenocarcinoma accounted mostly for 97.3%. After neoadjuvant treatment, tumor downstaging rate were 48.6% and nodal downstaging rate were 48.6%. Overall clinical response and complete clinical response rates were achieved by 51.3% and 16.2% of the patients, respectively. There was a correlation of overall response rate after treatment with sex, location and stage of tumor. No patient had grade 4 toxicity. Grade 3 toxicity occurred in only one patient (2.7%) with anemia, the remaining weregrade 1 and 2 toxicities which took dominate rate. Conclusion: Preoperative chemoradiotherapy in T3, T4, no metastasis rectal cancer is an effective and safe treatment with an acceptable toxicity profile.