Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đau ngực có luôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cơ tim phì đại?

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đau ngực có luôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cơ tim phì đại?
Tác giả
Võ Duy Văn , Bùi Anh Thông, Đặng Văn Phúc, Đoàn Tuấn Vũ, Phạm Minh Tuấn
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
105
Trang bắt đầu
81-83
ISSN
1859-2848
Tóm tắt

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh lý cơ tim di truyền, đa dạng về biểu hiện lâm sàng, câu trúc tim và diễn biến tự nhiên của bệnh. Triệu chứng đau ngực ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại cần phải dược chẩn đoán chính xác đặc biệt là xác định mối liên quan với tình trạng tắc nghẽn dường ra thất trái. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng bệnh cơ tim phì dại vào viện trong bệnh cảnh đau ngực trái kèm xét nghiệm men tim Troponin siêu nhạy tăng, nhưng kết quả siêu âm tim lúc nghỉ chỉ hẹp nhẹ đường ra thất trái. Liệu tổn thương cơ tim ở bệnh nhân này do chênh áp đường ra thất trái tăng cao khi gắng sức, do bệnh lý mạch vành, hay các rối loạn nhịp thất gây mất cân bằng cung - cầu oxy cơ tim. Bệnh nhân được tiến hành chụp MSCT động mạch vành, MRI cơ tim, holter điện tâm đồ 24h. Kết quả ngấm thuốc thì muộn trên phim MRI tim, trong khi mức chênh áp đường ra thất trái và cung lượng tim của bệnh nhân không bị ảnh hưởng đáng kể, kết hợp phản ứng viêm tăng, gợi ý tình trạng viêm cơtim. Nhưvậy, tình trạng đau ngực không phải luôn luôn là chỉ dâu cho chênh áp cao đường ra thất trái ở bệnh nhân bệnh co tim phì đại.

Abstract

Hypertrophic cardiomyopathy (HCM) is an inherited cardiomyopathy that is diverse in clinical presentation, morphology, and natural progression. Chest pain in patients with HCM requires an accurate evaluation, especially in relation to the degree of left ventricular outflow tract (LVOT) obstruction. We report a case of HCM who was admitted to the hospital in the setting of left-sided chest pain with elevated hypersensitive cardiac troponin, but resting echocardiography showed only mild LVOT obstruction. Whether the myocardial damage in this patient is due to an elevated LVOT pressure gradient during exercise, coronary artery disease, or ventricular arrhythmias that cause myocardial oxygen demand-supply imbalance. The patient underwent coronary CT angiography, cardiac MRI, and 24-hour holter electrocardiogram. CMR results showed late gadolinium enhancement while LVOT gradient and cardiac output were not significantlyaffected,along with increased inflammatory response,are indicative of myocarditis. Thus, chest pain is not always an indicator of left ventricular outflow tract elevation in patients with hypertrophic cardiomyopathy.