
Xác định kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 bằng chỉ số đơn giản trên lâm sàng có ý nghĩa thực tiễn. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa đường kính bụng theo mặt cắt dọc (SAD) với kháng insulin so với các chỉ số nhân trắc học kinh điển và bước đầu thiết lập điểm cắt SAD xác định kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán. Đối tượng và phương pháp: 136 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán (chưa dùng thuốc hạ glucose máu) tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương được đánh giá: 1/các chỉ số nhân trắc: chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng bụng (WC), tỉ số eo/hông (WHR) và đường kính bụng theo mặt cắt thẳng dọc (SAD); 2/chỉ số kháng insulin HOMA2-IR. Kết quả: Bệnh nhân có kháng insulin (HOMA2-IR ≥ 1,14) có SAD cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có kháng insulin (HOMA2-IR < 1,14) ở cả nam và nữ. SAD có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR ở nam và nữ với r tương quan tương ứng là 0,442 (p < 0,001) và 0,672 (p < 0,001) trong khi BMI, WC và WHR không có tương quan có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR. Diện tính dưới đường con của SAD trong xác định kháng insulin (khoảng tin cậy 95%) ở nam và nữ tương ứng là 0,683 (0,556 – 0,855) và 0,724 (0,592 – 0,809). Điểm cắt SAD 19,0cm ở nữ và 20,5cm ở nam có độ nhạy tương ứng là 76,5% và 73,7%, độ đặc hiệu tương ứng 48,4% và 59,1% trong xác định kháng insulin. Kết luận: SAD có tương quan thuận khá chặt với HOMA2-IR và có thể sử dụng để xác định kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
To determine insulin resistance in patients with type 2 diabetes using a simple clinical index has practical significance. Objectives: To investigate the relationship between sagittal abdominal diameter (SAD) and insulin resistance compared to classic anthropometric indices and initially establish the SAD cutoff point to determine insulin resistance in patients with newly diagnosed type 2 diabetes. Subjects and methods: 136 newly diagnosed type 2 diabetes patients (not yet using blood glucose-lowering drugs) at the National Endocrinology Hospital were evaluated on: 1/ anthropometric indexes: body mass index ( BMI), waist circumference (WC), waist to hip ratio (WHR) and SAD; 2/insulin resistance index HOMA2-IR. Results: The patients with insulin resistance (HOMA2- IR ≥ 1.14) had statistically significantly higher SAD than the ones without insulin resistance (HOMA2-IR < 1.14) in both men and women. SAD has a statistically significant positive correlation with HOMA2-IR in men and women with r correlations of 0.442 (p < 0.001) and 0.672 (p < 0.001) respectively, while BMI, WC and WHR have no significant correlation with HOMA2- IR. The area under the curve of SAD in determining insulin resistance (95% confidence interval) in men and women was 0.683 (0.556 – 0.855) and 0.724 (0.592 – 0.809), respectively. The SAD cutoff point of 19.0cm in women and 20.5cm in men had a sensitivity of 76.5% and 73.7%, respectively, and a specificity of 48.4% and 59.1%, respectively, in determining insulin resistance. Conclusions: SAD has a fairly strong positive correlation with HOMA2-IR and can be used to determine insulin resistance in patients with type 2 diabetes.
- Đăng nhập để gửi ý kiến