Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Giá trị của glucose máu, bạch cầu máu trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Giá trị của glucose máu, bạch cầu máu trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 2021
Tác giả
Tạ Hoàng Thanh Phụng
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
54
Trang bắt đầu
38-44
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Xác định mối tương quan của glucose máu, bạch cầu máu và ngưỡng cắt trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não và nhập khoa Cấp Cứu bệnh viện Đa Khoa Trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 166 bệnh nhân chấn thương sọ não do mọi nguyên nhân nhập Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 1/2021 đến 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình chung của bệnh nhân chấn thương sọ não là 46±18 tuổi, nhóm tai nạn sinh hoạt có tuổi trung bình cao nhất 60±15; nhóm tai nạn giao thông nhóm tuổi 20-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 50,6%. Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa thang điểm hôn mê Glasgow với nồng độ glucose máu (r=-0,434, p<0,000) và bạch cầu máu (r=-0,344, p=0,000). Diện tích dưới đường cong glucose máu và bạch cầu máu lần lượt chiếm 76% (p=0,000), 71,4% (p=0,000), điểm cut-off glucose 7,55 mmol/L với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 60%, cut-off bạch cầu 17,24 tế bào/mm3 với độ nhạy 71,4% và độ đặc hiệu 73,2% trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não. Nồng độ glucose máu và bạch cầu tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân tử vong so với nhóm sống (p<0,000). Kết luận: Nồng độ glucose và bạch cầu có tương quan thuận với mức độ nặng của chấn thương sọ não.

Abstract

Identifying significant injury and the prognosis of patients with traumatic brain injury is a challenging mission. We set out to determine if white blood cell (WBC), and Glycemie can be aided clinicians in detecting severe brain injury in trauma victims, and find both WBC and glycemic levels that respectively have the highest sensitivity and specificity. Objective: To investigate patients’ backgrounds and the correlation of glycemic, WBC, and prognosticate outcomes of traumatic brain injury (TBI) patients admitted to the Emergency Department of An Giang Central General Hospital. Materials and method: 166 TBI patients determined all causes were hospitalized in the Emergency Department of An Giang Central General Hospital from January 2021 to June 2021. Research method: a cross-sectional descriptive study. Results: The average age of TBI patients was 46±18 years old, the group of everyday life accidents had the highest average age of 60±15. In the group of traffic accidents, the age from 20 to 59 years old gained the highest rate of 50.6%. There was a positive linear correlation between the Glasgow Coma Scale and glycemic (r=-0.434, p<0.05) and WBC (r=-0.344, p=0.000). The area under the ROC curve was 76% (p=0,000) for glycemic and 71.4% (p=0,000) for WBC. Cut-off concentrations for optimum prediction of severe TBI were higher than 7.55 mmol/L (p<0.00) with sensitivity and specificity values of 82,1% and 60%, respectively. On the other hand, leukocyte cut-off 17.24 cells/mm3 with a sensitivity of 71.4% and specificity of 73.2% in the prognosis of patients with traumatic brain injury. The higher glycemic and WBC has more statistical significance for the mortal group than the survivals (p<0.05). Conclusion: Glycemic levels and leukocyte counts are positively correlated with the severity evaluation and prognosis of TBI.