Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiện tượng không có dòng chảy sau can thiệp động mạch vành tiên phát

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiện tượng không có dòng chảy sau can thiệp động mạch vành tiên phát
Tác giả
Châu Thuận Thành; Nguyễn Thượng Nghĩa; Trần Nguyễn Phương Hải; Nguyễn Trung Hậu
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
312-317
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Hiện tượng không có dòng chảy là một trong những biến chứng quan trọng và làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên sau khi được can thiệp tiên phát. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố tiên đoán hiện tượng không có dòng chảy ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp tiên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 238 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp tiên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tỉ lệ xảy ra hiện tượng không có dòng chảy là 17,6%. Các yếu tố tiên đoán hiện tượng không có dòng chảy là: Gánh nặng huyết khối ≥ 4 (OR = 10,37, CI 95% 3,27 – 32,83, p < 0,001), Killip 3-4 lúc nhập viện (OR = 8,17, CI 95% 1,3 – 51,5, p = 0,025), thời gian bị NMCT > 12 giờ (OR = 4,37, CI 95% 1,54-12,37, p = 0,005), chiều dài sang thương (OR = 1,12, CI 95% 1,02-1,22, p = 0,016). Kết luận: Tỉ lệ xảy hiện tượng không có dòng chảy sau can thiệp tiên phát còn cao (17,6%), các yếu tố tiên đoán hiện tượng này: gánh nặng huyết khối, Killip lúc nhập viện, thời gian NMCT, chiều dài sang thương.

Abstract

No-reflow phenomenon is one of major complications and it is associated with increasing mortality rate of patients with ST-segment elevation myocardial infarction (STEMI) undergoing primary percutaneous coronary intervention (PPCI). Objective: To detect prevalence and predictive factors of no-reflow phenomeneon in patients with STEMI undergoing PPCI. Result: The prevalence of no-reflow is 17,6%. Predictors of no-reflow phenomenon are: thrombus burden ≥ 4 (OR = 10,37, CI 95% 3,27 – 32,83, p < 0,001), Killip 3-4 at admission (OR = 8,17, CI 95% 1,3 – 51,5, p = 0,025), time from symptom onset to PPCI (OR = 4,37, CI 95% 1,54 - 12,37, p = 0,005), lesion length (OR = 1,12, CI 95% 1,02-1,22, p = 0,016). Conclusion: The prevalence of no-reflow phenomenon after PPCI still be high (17,6%) and this phenomenon can be predicted by some features: thrombus burden, Killip 3-4 at admission, time from symptom onset to PPCI, lesion length.