
Đánh giá kết quả điều trị, tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân của mỡ Povidone-iodine glucose (PIG) trong điều trị loét lỗ đáo so với mỡ povidone-iodine (PI) đơn thuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân bị loét lỗ đáo được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm 1 (32 bệnh nhân) bôi mỡ PIG, nhóm 2 (29 bệnh nhân) bôi mỡ betadine 2 lần/ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị được đánh giá thông qua diện tích và độ sâu của tổn thương sau mỗi 2 tuần điều trị; tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân.Kết quả: Sau các tuần thứ 2,4,6,8, diện tích tổn thương giảm trung bình lần lượt là 18,2% - 28,9% - 44,4% - 59,4% ở nhóm PIG và 20,8% - 32,9% - 50,9% - 62,7% ở nhóm PI. Độ sâu tổn thương giảm trung bình lần lượt là 0,04 – 0,1 – 0,14 – 0,2 cm ở nhóm PIG và 0,08 – 0,1 – 0,18 – 0,14 cm ở nhóm PI. Kết quả điều trị và tác dụng phụ giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Sau 8 tuần điều trị, ở nhóm PIG, những bệnh nhân có vết loét nhiễm trùng có mức độ giảm diện tích tổn thương tốt hơn ở các vết loét không nhiễm trùng (65,9% so với 52,6%) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trong điều trị loét lỗ đáo, mỡ PIG và mỡ PI tương đương nhau về hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Mặc dù vết loét có nhiễm trùng giảm diện tích tổn thương nhanh hơn khi điều trị bằng mỡ PIG so với mỡ PI nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá kết quả điều trị, tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân của mỡ Povidone-iodine glucose (PIG) trong điều trị loét lỗ đáo so với mỡ povidone-iodine (PI) đơn thuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân bị loét lỗ đáo được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm 1 (32 bệnh nhân) bôi mỡ PIG, nhóm 2 (29 bệnh nhân) bôi mỡ betadine 2 lần/ngày trong 8 tuần. Kết quả điều trị được đánh giá thông qua diện tích và độ sâu của tổn thương sau mỗi 2 tuần điều trị; tác dụng phụ của thuốc và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Sau các tuần thứ 2,4,6,8, diện tích tổn thương giảm trung bình lần lượt là 18,2% - 28,9% - 44,4% - 59,4% ở nhóm PIG và 20,8% - 32,9% - 50,9% - 62,7% ở nhóm PI. Độ sâu tổn thương giảm trung bình lần lượt là 0,04 – 0,1 – 0,14 – 0,2 cm ở nhóm PIG và 0,08 – 0,1 – 0,18 – 0,14 cm ở nhóm PI. Kết quả điều trị và tác dụng phụ giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Sau 8 tuần điều trị, ở nhóm PIG, những bệnh nhân có vết loét nhiễm trùng có mức độ giảm diện tích tổn thương tốt hơn ở các vết loét không nhiễm trùng (65,9% so với 52,6%) tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Trong điều trị loét lỗ đáo, mỡ PIG và mỡ PI tương đương nhau về hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Mặc dù vết loét có nhiễm trùng giảm diện tích tổn thương nhanh hơn khi điều trị bằng mỡ PIG so với mỡ PI nhưng không có ý nghĩa thống kê.
- Đăng nhập để gửi ý kiến