Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả điều trị của spironolactone trên mụn trứng cá thông thường ở phụ nữ trưởng thành tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả điều trị của spironolactone trên mụn trứng cá thông thường ở phụ nữ trưởng thành tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Ngô Minh Vinh; Trần Thị Đoan Trang; Phạm Văn Bắc
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
01
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả điều trị, tác dụng không mong muốn, các yếu tố liên quan đến hiệu quả của spironolactone trong điều trị mụn trứng cá thông thường ở phụ nữ trưởng thành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 19 bệnh nhân trứng cá nữ trưởng thành từ tháng 05/2021 đến tháng 11/2021 tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Nhóm được điều trị có điểm GAGS giảm có ý nghĩa thống kê ở tuần 4, tuần 8 và tuần 12 (p<0,05). Rối loạn kinh nguyệt (10,6%), đau vú (5,3%), khó chịu (5,3%) là các tác dụng phụ không thường gặp. Nhóm bệnh nhân có rối loạn kinh nguyệt cải thiện điểm GAGS (24,25 ± 7,96) sau 12 tuần điều trị cao hơn điểm GAGS (15,82 ± 7,51) của nhóm không có rối loạn này (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thang điểm GAGS và các yếu tố cường androgen (hói đầu kiểu nam giới, rậm lông, da dầu) ở nhóm nghiên cứu (p>0,05). Kết luận: Spironolactone có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá thông thường cho phụ nữ trưởng thành, đặc biệt với các đối tượng có tiền căn rối loạn kinh nguyệt.

Abstract

To assess the efficacy, adverse effects, and factors related to the efficacy of oral spironolactone in the treatment of acne vulgaris in adult women. Subject and method: We performed a case series study of 19 adult female patients with acne vulgaris at Ho Chi Minh City Hospital of Dermato- Venereology from May 2021 to November 2021. Result: The treated group had a statistically significant decrease in GAGS score at week-4, week-8 and week-12 (p<0.05). Menstrual disturbances (10.6%), breast pain (5.3%), irritability (5.3%) were uncommon adverse effects. The group of patients with menstrual disorders after 12 weeks of oral spironolactone treatment had a GAGS score (24.25 ± 7.96) significantly higher than the GAGS score (15.82 ± 7.51) of the group without this disorder (p<0.05). There was no significant correlation between the GAGS score and hyperandrogen factors (androgenic alopecia, hirsutism, oily skin) in the study group (p>0.05). Conclusion: Oral spironolactone is effective in treating acne vulgaris for adult women, especially patients with menstrual disorders.