Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát khả năng hạ glucose huyết của lá Xuân hoa răng (Pseuderanthemum crenulatum) trên mô hình chuột đái tháo đường bằng alloxan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát khả năng hạ glucose huyết của lá Xuân hoa răng (Pseuderanthemum crenulatum) trên mô hình chuột đái tháo đường bằng alloxan
Tác giả
Dương Thị Bích; Dư Thế Anh; Trì Kim Ngọc; Nguyễn Hữu Phúc; Nguyễn Xuân Linh; Bành Thanh Hùng; Huỳnh Ngọc Trung Dung
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
02B
Trang bắt đầu
21 - 24
ISSN
1859-4794
Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng ức chế α-glucosidase, hạ glucose huyết trên chuột gây đái tháo đường bằng alloxan và độc tính cấp của cao chiết ethanol 96% lá Xuân hoa răng (Pseuderanthemum crenulatum). Kết quả cho thấy, cao ethanol lá Xuân hoa răng có khả năng ức chế α-glucosidase ở nồng độ IC50=66,01 µg/ml, mạnh hơn 1,8 lần đối chứng dương acarbose (IC50=122,2 µg/ml). Sau 21 ngày cho chuột đái tháo đường uống cao ở liều 1 g/kg thể trọng làm hạ 42,02% nồng độ glucose huyết của chuột so với ngày đầu bắt đầu điều trị, tương đương với đối chứng dương điều trị bằng gliclazide (10 mg/kg) là 41,78%. Bên cạnh đó, lá Xuân hoa răng không thể hiện độc tính qua đường uống trên chuột ở liều 5 g/kg (tương đương với 357 g lá tươi/kg thể trọng) sau 72 giờ quan sát. Như vậy, lá Xuân hoa răng có thể sử dụng trong ổn định glucose huyết và cần có thêm những nghiên cứu kiểm chứng để có thể đưa cây Xuân hoa răng sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Abstract

In this study, the hypoglycaemic effects of ethanol extracts f-rom Pseuderanthemum crenulatum leaves were investigated. The evaluated trials included: in vitro α-glucosidase inhibitory activity; oral glucose tolerance test in normoglycemic mice; hypoglycemia in an alloxaninduced diabetic mice model, and oral toxicity assay. The results showed that the ethanol extract of P. crenulatum leaves was able to inhibit α-glucosidase enzyme at IC50=66.01 µg/ml, 1.8 times higher than acarbose control (IC50was 122.2 µg/ml). After 21 days of using leaf extract of P. crenulatum (1 g/kg) to treat diabetic mice, the blood glucose was reduced by 42.02%. This result was equivalent to gliclazide (10 mg/kg) which reduced the blood glucose of diabetic mice by 41.78%. The oral toxicity test results at a dose of 5 g/kg equivalent to 357 g of fresh leaf/kg after 72 hours was not exhibited acute oral toxicity in mice. In summary, there is a need for more studies on the ability of P. crenulatum leaves to treat diabetes.