Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của lá vối (cleistocalyx operculatus roxb.), myrtaceae

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của lá vối (cleistocalyx operculatus roxb.), myrtaceae
Tác giả
Lý Hồng Hương Hà, Trần Thị Thu Hằng, Võ Thị Bích Ngọc
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
41
Trang bắt đầu
209-215
Tóm tắt

Lá cây Vối Cleistocalyx operculatus Roxb., họ Sim (Myrtaceae) từ lâu đã được dùng làm thức uống truyền thống của người dân Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây Vối có tác dụng trong điều trị các bệnh như đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và các hoạt tính sinh học của lá Vối. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết lá Vối bằng phương pháp DPPH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá Vối được phân tích thành phần hóa học theo phương pháp Ciulei. Bột nguyên liệu khô được chiết ngấm kiệt với cồn 70% và lắc phân bố với các dung môi n-hexan, cloroform, ethyl acetat thu cao toàn phần và các cao phân đoạn. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng thử nghiệm bắt gốc tự do DPPH. Kết quả: Thành phần hóa học của lá Vối có sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, polyphenol, tinh dầu, chất khử, triterpenoid tự do, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ và carotenoid. Các cao chiết đều có hoạt tính bắt gốc tự do DPPH và cao phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính cao nhất (82,05%). Kết luận: Lá Vối chứa các nhóm hợp chất hữu cơ flavonoid, polyphenol, tinh dầu, chất khử, triterpenoid tự do, hợp chất polyuronic, acid hữu cơ và carotenoid. Các cao chiết từ lá Vối, đặc biệt cao ethyl acetat đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh bằng thử nghiệm quét gốc tự do DPPH.

Abstract

In Viet Nam, leaves of Cleistocalyx operculatus Roxb. is a popular medicinal herb used for preparing traditional beverages or decoction. Extracts from these medicinal plants were demonstrated effectively in treatment of dyspepsia, diarrhea, abscess, chronic colitis, and dysentery. There are not many studies on the chemical compositions and the pharmacological activities of the leaves of this plant. Objectives: Preliminary analysis of phytochemical composition and survey antioxidant activity of the Cleistocalyx operculatus leaf extracts by the DPPH method. Materials and methods: The leaves of Cleistocalyx operculatus were analyzed phytochemical composition by the Ciulei method. Dried and ground to coarse powders, extracted with ethanol 70%, partitioned with increasing polar solvents (n- hexane, chloroform, ethyl acetate) to obtain extract and its fractions. The antioxidant activity was evaluated by DPPH scavenging assay. Results: The Cleistocalyx operculatus leaves contain flavonoids, polyphenols, essential oils, triterpenoids, polyuronics, phenolic acids, carotenoids. All of the extracts exhibited high antioxidant activity. Among them ethyl acetate fraction possessed higher levels of activity (82.05%). Conclusion: The leaf extracts of Cleistocalyx operculatus contain flavonoids, polyphenols, essential oils, triterpenoids, polyuronics, phenolic acids, carotenoids. All extracts, especially ethyl acetate extract, showed an antioxidant effect on the DPPH method.