Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả
Trần Thị Trúc Phương, Tô Mai Xuân Hồng
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
202-207
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường có diễn tiến nặng hơn phụ nữ không mang thai vì sự xuất hiện trạng thái lo âu rõ rệt, thậm chí có cơn hoảng loạn, có thể xuất hiện ý định tự hủy hoại bản thân, tự tử. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng việc sử dụng thang đo trầm cảm EPDS. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang đánh giá nguy cơ trầm cảm khảo sát qua 310 phụ nữ mang thai từ ≥ 28 tuần đến khám thai tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong giai đoạn 20/01/2021 – 20/04/2021. Thang đo EPDS phiên bản tiếng Việt sử dụng sàng lọc nguy cơ trầm cảm ở tất cả phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, với điểm cắt ≥ 13 điểm được xem là có nguy cơ trầm cảm trước sinh. Các thai phụ có nguy cơ cao được theo dõi bởi chuyên khoa tâm thần và bác sĩ sản khoa cho đến khi sinh và đánh giá các biến cố khi sinh. Kết quả: Tỷ lê thai phụ mang thai giai đoạn ≥28 tuần có nguy cơ trầm cảm trước sinh (EPDS ≥ 13) chiếm 28,7% [KTC95%: 23,2 – 33,5]. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện trầm cảm trước sinh bao gồm: thai phụ thuộc nhóm tuổi >25 tuổi tăng nguy cơ TCTS gấp 3,9 lần (KTC 95%: 1,3 - 12,5, p=0,018), thai phụ không tôn giáo và có tình trạng kinh tế khó khăn (tăng TCTS lần lượt là 7,01 lần [KTC 95%: 1,1 - 8,1, p=0,036] và 3,03 lần [KTC 95%: 1,1 - 8,1, p=0,026]. Trạng thái tinh thần không ổn định (thai phụ có lo lắng trong quá trình mang thai), các xung đột trong mối quan hệ (bất hoà với gia đình chồng và thiếu người tâm sự) làm tăng nguy cơ TCTS lần lượt 8,5 lần [KTC 95%: 3,9- 18,3; p=0,000] 6,3 lần [KTC 95%: 1,6-25,3; p=0,009] và gấp 2,7 lần [KTC 95%: 1,2-6,1; p=0,019]. Thai phụ không nhận được tư vấn từ cán bộ Y tế tăng nguy cơ TCTS gấp 2,5 lần [KTC 95%:1,1-5,4; p=0,019]. Trầm cảm trước sinh cần được sàng lọc và điều trị kịp thời để hạn chế các kết cục thai kỳ xấu cho thai phụ và thai nhi. Sử dụng thang đo EPDS với điểm cắt ≥ 13 là một công cụ hữu hiệu trong tầm soát nguy cơ trầm cảm trước sinh.

Abstract

Pregnant women who are suffered from depression often have a tendence getting more severe anxiety and probably becoming panic attacks, self-destructive, and suicidal thoughts. The study is aimed to evaluate the prevalence of prenatal depression and risks factors of pregnant women in the third trimester at Nguyen Tri Phuong hospital by using EPDS scale. Research: A cross-sectional study was carried out in 310 pregnant women from 28 weeks, who came to antenatal care at Nguyen Tri Phuong hospital in the period 20/01/2021 – April 20, 2021. The EPDS scale in Vietnamese version was applied to classify the pregnant women at high-risk or low-risk at prenatal depression. A cut-off point at 13 points is considered at high-risk at prenatal depression. All high-risk pregnancies were followed up by both obstetricians and psychiatrist until the delivery in order to evaluate maternal and fetal outcomes, Results: The prevalence of prenatal depression (EPDS >=13) of pregnant women at third trimester is 28,7% [CI 95%: 23,2 – 33,5]. There are some risk factors of prenatal depression: the age group at 25 years or older, pregnant women with non-religion and low economics have higher possibility of prenatal depression from 3,9 times [95% CI: 1,3-12,5; p=0,018] to 7,01 times [95% CI:1,1-8,1; p=0,036], and 3,03 times [95% CI: 1,1-8,1; p=0,026]. Pregnant women with anxiety, social and family conflict, and lacking of buddies chat are also risk factors of prenatal depression with relative risk from 8,5 [95% CI: 3,9- 18,3; p=0,000] to 6.3 times [95% CI: 1,6-25,3; p=0,009] and 2,7 times [95% CI: 1,2-6,1; p=0,019]. Pregnant women who do not have a consult from health workers increase the risk of prenatal depression by 2,5 times [95% CI: 1,1-5,4; p=0,019]. Conclusion: Prenatal depression needs to be screened as soon as possible to prevent adverse outcomes. Using the EPDS scale with a cut-off point ≥ 13 is an effective tool in screening the risk of prenatal depression.