Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát tỷ lệ, mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ tại Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 5C

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát tỷ lệ, mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ tại Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 5C
Tác giả
Lê Quang Trí; Vũ Thị Thanh Tâm
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
31
Trang bắt đầu
17-25
ISSN
2354-1024
Tóm tắt

Đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5C. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 430 bệnh nhân Covid-19 từ tháng 8/2021 đến 10/2021. Sử dụng thang đo DASS-21 và phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp tra cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân lo âu chiếm 33,49%, trầm cảm chiếm 15,35% và căng thẳng chiếm 13,72%. Trong 15,35% bệnh nhân bị trầm cảm có 8,6% bệnh nhân mức độ trầm cảm nhẹ; 3,97% bệnh nhân trầm cảm vừa; 2,33% bệnh nhân trầm cảm nặng và 0,47% bệnh nhân mắc trầm cảm rất nặng. Trong 33,49% bệnh nhân bị lo âu có 7,67%bệnh nhân mức độ lo âu nhẹ; 15,35% bệnh nhân lo âu vừa; 4,88% bệnh nhân lo âu nặng và 5,58% bệnh nhân mắc lo âu rất nặng. Trong 13,72% bệnh nhân bị căng thẳng có 7,44% bệnh nhân mức độ căng thẳng nhẹ; 3,72% bệnh nhân căng thẳng vừa; 2,09% bệnh nhân căng thẳng nặng và 0,47% bệnh nhân mắc lo âu rất nặng. Có mối liên quan giữa lo âu với nhóm tuổi (p<0,001) và tress với tiêm vaccine (p = 0,016 < 0,05). Kết luận: Mức độ trầm cảm và căng thẳng cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát định kỳ về tâm lý. Từ đó, lên chiến lược phòng ngừa tâm lý tại các đơn vị quân sự.