
Lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực là một biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Chúng tôi hồi cứu các trường hợp lâm sàng lóc ngược động mạch chủ type A tại Trung tâm tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhìn lại y văn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu các bệnh nhân lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực giai đoạn từ 2017 - 2021. Kết quả: Có 7 bệnh nhân trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình 56.9±13.9 tuổi (31-70), nam/ nữ: 5/2. Bệnh căn trước can thiệp nội mạch bao gồm: 5(71.4%) - lóc động mạch chủ type B, trong đó cấp tính: 4(57.1%); 2 (28.6%) bệnh nhân có phồng quai động mạch chủ và động mạch chủ xuống. 2 (28.6%) bệnh nhân có đường kính động mạch chủ lên > 4cm. Kiểu hình Marfan gặp ở 14.3%. Đầu gần ống ghép nội mạch đặt vào vùng từ 0 đến 2, trong đó vùng 0 chiếm 14.3%, vùng I và II có tỉ lệ bằng nhau và bằng 42.9%; Đường kính ống ghép nội mạch lớn hơn động mạch chủ từ 9 đến 9.7%. Có 4 bệnh nhân kịp phẫu thuật, cả 4 bệnh nhân được thay quai động mạch chủ và động mạch chủ lên. 2 bệnh nhân tử vong khi chưa kịp mở ngực, 1 bệnh nhân tử vong tuyến dưới. Có 01 bệnh nhân tử vong sau mổ, tỉ lệ ra viện 42.9%, tỉ lệ tử vong sau mổ 25%, tỉ lệ tử vong chung là 57.1%. Kết luận: Lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch là một biến chứng nặng nề, diễn biến nhanh, nặng và nguy cơ tử vong cao kể cả được phẫu thuật kịp thời. Đánh giá các yếu tố nguy cơ trước can thiệp và lựa chọn phương án điều trị phù hợp giúp giảm tỉ lệ biến chứng này.
Retrograde type A aortic dissection after thoracic aortic endovascular repair is a rare but lethal complication. We retrospectively analysis clinical cases with retrograde type A aortic dissection after thoracic aortic endovascular repair at Cardiovascular and Thoracic Center - Viet Duc Hospital and reviewed the literature. Patient and methods: This is retrospective, descriptive study of patients, who had retrograde type A aortic dissection after thoracic aortic endovascular repair from 2017 to 2021. Results: There were 7 patients in this study, the average age was 56.9±13.9 years (31-70). The male/female ratio was 5/2. Reasons for first intervention were: type B aortic dissection in fine (71.4%), of which acute dissection was in four (57.1%); aneurysm of descending aorta and aortic arch in two (28.6%). Two (28.6%) patients had ascending aorta diameter > 4cm. Marfan syndrome was presented in one (14.3%). The proximal landing zone from zone 0 to zone 2, in which the zone 0 accounts for 14.3%, the zone I and II have the same ratio and equal to 42.9%. The stent graft oversizing was from 9 to 9.7%. Four patients underwent total aortic arch and ascending aorta replacement and two patients were died on operating table before surgery, one patient died at province hospital, one patient died after surgery, the survival rate was 42.9%, postoperative mortality rate was 25%, the total mortality rate was 57.1%. Conclusion: Retrograde type A aortic dissection after endovascular intervention is a serious complication, rapid progression with high mortality even with timely surgery. Assess risk factors before intervention and select appropriate treatment options to help reduce this complication rate.
- Đăng nhập để gửi ý kiến