Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Một số yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Tác giả
Châu Thiên Bình; Ngô Phi Nhựt Thi; Châu Hữu Hầu
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
338-342
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ HbA1c trên người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích. Nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân, An Giang, từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2021. Kết quả: Trên tổng số bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 340, chúng tôi thu được 20 chỉ số có liên quan tới nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, thói quen sinh hoạt, hoạt động thể lực, hiểu biết về bệnh, các chỉ số cận lâm sàng… Sau khi phân tích thống kê so sánh nồng độ HbA1c và các biến độc lập, có 6 chỉ số làm tăng nồng độ HbA1c khác biệt có ý nghĩa thống kê: hoạt động thể lực kém so với tốt (9,22 ± 1,77 và 7,74 ± 1,38); số năm mắc bệnh ≥6 năm so với <6 năm (9,27 ± 1,73 và 7,96±1,53); nữ so với nam (8,89 ± 1,84 và 7,94 ± 1,30); không tuân thủ và tuân thủ dùng thuốc (9,14± 1,81 và 8,33 ± 1,69); tăng vả không tăng huyết áp (8,84 ± 1,96 so với 8,42 ± 1,60); thiếu và có kiến thức về ĐTĐ (8,56 ± 1,73 so với 8,65 ± 1,83). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến giảm nồng độ HbA1c trong nghiên cứu này bao gồm có hoạt động thể lực tốt, ĐTĐ dưới <6 năm, giới tính nam, tuân thủ dùng thuốc tốt, kiểm soát huyết áp tốt, có kiến thức tốt về bệnh. Trên cơ sở nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo để ngừa và giảm bệnh ĐTĐ típ 2 cần tăng cường hoạt động thể lực, tăng cường giáo dục kiến thức về phòng và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2, kiểm soát huyết áp tốt và cần tuân thủ dùng thuốc.

Abstract

To determine some factors affecting HbA1c concentration in patients with T2DM. Methods: Descriptive cross-sectional analysis. Study on outpatients at Nhat Tan General Hospital, An Giang, f-rom May 2021 to July 2021. Results: Out of a total of 340 patients with T2DM, we obtained 20 indicators related to demographics, duration of disease, lifestyle habits, physical activity, and knowledge of the disease, paraclinical indicators... After statistical analysis comparing HbA1c level and independent variables, there were 6 factors that increased HbA1c levels with statistically significant differences with p<0,05: poor versus good physical activity (9.22 ± 1.77 vs 7.74 ± 1.38); the number of years with T2DM ≥6 years versus <6 years (9.27 ± 1.73 vs 7.96 ± 1.53); female versus male (8.89 ± 1.84 vs 7.94 ± 1.30); non-compliance and compliance to medication (9.14 ± 1.81 vs 8.33 ± 1.69); hypertension versus normotension (8.84 ± 1.96 vs 8.42 ± 1.60); lack of knowledge versus knowledge about T2DM (8.65 ± 1.83 vs 8.56 ± 1.73). Conclusion: The factors related to the reduction of HbA1c levels in this study included good physical activity, having T2DM for less than 6 years, male gender, good knowledge of the disease, good adherence to medication and good blood pressure control. On the basis of this study, we recommend that in order to prevent and reduce T2DM, it is necessary to increase physical activity, increase knowledge about prevention and treatment of T2DM, control blood pressure well, and drug compliance.