Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể
Tác giả
Đỗ Quang Vinh; Nguyễn Văn Tuấn
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
271-274
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Rối loạn trầm cảm là bệnh lý hay gặp ở người bệnh động kinh toàn thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, vì vậy việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng. Nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể như tuổi người bệnh, tình trạng hôn nhân, tần suất cơn co giật. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể”. Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 người bệnh có rối loạn trầm cảm trong 243 người bệnh được chẩn đoán động kinh toàn thể, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội và Trung tâm Y tế Huyện Đông Anh từ tháng 9/2020 đến tháng 07/2021, có sử dụng thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton-D (Ham-D). Kết quả: Trong 243 người bệnh động kinh toàn thể có 53 người bệnh mắc rối loạn trầm cảm chiếm 21,81%. Một số yếu làm tăng nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu: tuổi>40 (OR=2,875, p<0,001), tình trạng hôn nhân độc thân (OR=2,039, p=0,046), tuổi khởi phát bệnh (OR= 2,763, p=0,009), tần suất cơn > 1cơn/tháng (OR=9,612, p<0,001), Đa trị liệu (OR=4,097, p<0,001).

Abstract

Depressive disorder is a common disease in generalized epilepsy patients, which greatly affects the patient's quality of life, so early detection is extremely important. Many factors are thought to increase the prevalence of depressive disorder in patients with generalized epilepsy, such as the patient's age, marital status, and seizure frequency. Objectives: evaluate some associated factors with depressive disorder in patients with generalized epilepsy. Method: A cross-sectional study on 53 patients with depressive disorder in 243 outpatients diagnosed with generalized epilepsy, treated at Hanoi Mental Hospital and Medical Center of Dong Anh town, f-rom September 2020 to July 2021, using the Hamilton-D depression rating scale (Ham-D).. Results: Among 243 generalized epilepsy patients, 53 patients had depressive disorder (21,81%). Some associated factors increase the risk of depressive disorder in the study: age>40 (OR=2.875, p<0.001), single marital status (OR=2.039, p=0.046), age of onset (OR= 2.763, p=0.009), frequency of seizure > 1 seizure/month (OR=9.612, p<0.001), poly-therapy (OR=4,097, p<0.001).