Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SÓT SỎI ĐƯỜNG MẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC QUA ĐƯỜNG HẦM KEHR TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SÓT SỎI ĐƯỜNG MẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC QUA ĐƯỜNG HẦM KEHR TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021
Tác giả
Huỳnh Dương Hữu Hạnh, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Văn Tống
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
42
Trang bắt đầu
199-206
Tóm tắt

Sỏi đường mật trong gan hay gặp ở người Việt Nam và một số nước khác vùng Đông Á, tuy nhiên, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ sót sỏi và sỏi tái phát cao, đặc biệt khi có viêm chít hẹp đường mật. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sỏi đường mật được điều trị bằng nội soi tán sỏi điện thủy lực qua đường hầm Kehr tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần thơ từ tháng 5/2020 – tháng 1/2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu, không đối chứng trên 53 bệnh nhân sỏi đường mật được nội soi tán sỏi bằng điện thủy lực qua đường hầm Kehr. Kết quả: 100% bệnh nhân đều có sỏi trong gan. Tỉ lệ sỏi trong gan 2 bên: 41,51%; khả năng tiếp cận sỏi bằng nội soi ống mềm đạt 100%; tỉ lệ sạch sỏi 86,79%; sót sỏi 13,21%. Số lần tán sỏi trung bình 1,62 ± 0,90; biến chứng 5,66% (chảy máu đường mật nhẹ). Kết luận: nghiên cứu 53 trường hợp tán sỏi điện thủy lực qua đường hầm Kehr cho thấy nội soi tán sỏi qua đường hầm Kehr có kỹ thuật đơn giản, hiệu quả cao, nhẹ nhàng đối với bệnh nhân, có thể giải quyết sót sỏi trong và ngoài gan, khả năng tiếp cận sỏi của ống soi tốt, tỉ lệ sạch sỏi cao, tỉ lệ biến chứng thấp.

Abstract

Gallstones in the liver are common among Vietnamese people, but the treatment remains difficult as the rate of stone retention and recurrence is high, especially when there is inflammation of the biliary tract. Objectives: To study on clinical and subclinical characteristics and evaluate the results of treatment of gallstones treated by electrohydraulic lithotripsy through T-tube tract at Can Tho Central General Hospital from May 2020 to January 2021. Materials and methods: 53 patients with remaining bile duct stones after operation were performed endoscopic lithotripsy through T-tube tract. Results: Intrahepatic stones were found in 100%. 41.51% of the patients had stones in both sides of liver. The ability of approaching of endoscopic machine was 100%. Clearance of stones was 86.79%, remaining stones accounted for 13.21%. The average number of times of lithotripsy was 1.62 ± 0.90, complication rate was 5.66% (biliary tract bleeding). Conclusion: The study of 53 cases of electrohydraulic lithotripsy through Ttube tract shows that the procedure has been a simple, yet highly effective and gentle technique for patients, and can resolve internal and external gallstones, the ability to access stones by the bronchoscope is good, the rate of stone clearance is high and the rate of complications is low