Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phân tích đặc điểm nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phân tích đặc điểm nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn
Tác giả
Vũ Sơn Tùng; Nguyễn Văn Tuấn; Eric Hahn
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
132
Trang bắt đầu
226-232
ISSN
0868-202X
Tóm tắt

Trầm cảm tái diễn là một rối loạn tâm thần hay gặp trong tâm thần học, có bệnh nguyên bệnh sinh chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy cortisol có vai trò trong bệnh sinh của trầm cảm và trong điều trị cũng như tiên lượng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện phân tích nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Nghiên cứu thực hiện trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10 (1992) điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được như sau tỷ lệ nữ (72%) cao hơn nam (28%), tuổi trung bình 42,08 ±14,44, cơ cấu chẩn đoán bệnh F33.1 (36%), F33.2 (36%), F33.3 (28%), nồng độ cortisol tại các thời điểm T0, T1, T2 lúc 8h cao hơn lúc 20h. Nồng độ cortisol trung bình không có sự khác biệt tại các thời điểm T0, T1, T2 với p > 0,05 và sự thay đổi triệu chứng trầm cảm đánh giá theo thang điểm HDRS và BECK trước và sau điều trị có giảm có nghĩa thống kê với p = 0,00 (< 0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ cortisol trung bình ở nhóm trầm cảm mức độ nặng với nhóm mức độ vừa tại thời điểm T0. Tóm lại, nồng độ cortisol có sự khác biệt trước điều trị ở mức độ trầm cảm khác nhau, có thể có vai trò trong tiên lượng bệnh. Cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa nồng độ cortisol và trầm cảm trong điều trị.