Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes trên bệnh nhân người lớn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán AUC theo Bayes trên bệnh nhân người lớn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Tác giả
Lê Thị Hồng Anh; Nguyễn Thị Cúc; Trần Duy Anh; Trần Thị Thu Hà; Nguyễn Duy Tân; Lê Phương Thảo; Nguyễn Quốc Nhật; Nguyễn Hà Thanh; Hoàng Hải Linh; Nguyễn Hoàng Anh; Vũ Đình Hòa
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
185-190
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát kết quả triển khai giám sát nồng độ (TDM) và hiệu chỉnh liều vancomycin dựa trên giá trị AUC theo ước đoán Bayes và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt đích PK/PD của vancomycin trên bệnh nhân người lớn tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp thông qua phối hợp chuyên môn giữa dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị theo quy trình được bệnh viện phê duyệt. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng vancomycin, giám sát nồng độ và hiệu chỉnh liều nhằm đạt giá trị AUC mục tiêu từ 400 – 600 mg.h/L. Kết quả nghiên cứu: Tổng cộng có 120 bệnh nhân được lựa chọn trong nghiên cứu. Tỷ lệ đạt đích AUC tại lần định lượng đầu tiên là 45,0% và tăng lên 83,3% và 97,2% sau khi hiệu chỉnh liều và định lượng lại ở lần thứ 2 và thứ 3. Bệnh nhân sốt giảm bạch cầu trung tính có độ thanh thải vancomycin (Clvan) cao hơn (5,65 và 3,87 L/h, p < 0.001) và giá trị AUC thấp hơn rõ rệt so với nhóm còn lại (412,83 và 475,76; p = 0.006) dẫn đến nguy cơ thiếu liều kháng sinh. Tuổi > 60 và độ thanh thải creatinin > 90 mL/phút đều được ghi nhận ảnh hưởng rõ rệt đến Clvan và khả năng đạt đích AUC. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của việc giám sát nồng độ và hiệu chỉnh liều vancomycin theo phương pháp Bayes, đặc biệt với các bệnh nhân cao tuổi, có chức năng thận cao và có sốt giảm bạch cầu trung tính để giúp tối ưu liều, đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu độc tính của vancomycin trong thực hành lâm sàng Huyết học.

Abstract

Analyze the results of the adjusted vancomycin dosing with AUC-based therapeutic drug monitoring (TDM) via the Bayesian approach in adult patients at National institute of hematology and blood transfusion. Evaluate the impact of age, creatinine clearance and febrile neutropenia on vancomycin exposures. Method: A prospective study was conducted in hematological patients with underlying infectious diseases treated with vancomycin. Based on TDM concentrations, calculations were performed using SmartDoseAI software to identify the AUC value and suggest new dosing regimens achieving a target exposure of AUC 400 – 600 mg.h/L. Results: A total of 120 patients were included. The target AUC attainment was improved after the 1st and 2nd dosing adjustments, from 45.0% to 83.3% and 97.2%. Patients with febrile neutropenia (FN) had higher clearance of vancomycin (Clvan) (5.65 vs. 3.87 L/h, p < 0.001) and lower AUC compared to the figures of non-FN patients (412.83 vs. 475.76, p = 0.006). Additionally, both elderly patients (≥ 60 years) and those with high creatinine clearance (≥ 90 mL/min) significantly impacted on Clvan and the estimated AUC value. Conclusions: These findings emphasize the necessity of vancomycin TDM and the Bayesian approach in individualizing doses at the bedside.