Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh giá trị dấu ấn đơn PLGF, PAPP-A với cặp dấu ấn kết hợp PLGF – PAPP-A trong đánh nguy cơ tiền sản giật thai kỳ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh giá trị dấu ấn đơn PLGF, PAPP-A với cặp dấu ấn kết hợp PLGF – PAPP-A trong đánh nguy cơ tiền sản giật thai kỳ
Tác giả
Lê Thị Mai Dung; Nguyễn Trọng Thực
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
200-204
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

So sánh giá trị của dấu ấn sinh học PLGF và PAPP-A khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp trong đánh giá nguy cơ tiền sản giật (TSG) thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 249 thai phụ mang thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật tại Bệnh viện STO Phương Đông. Thu thập các thông tin thai phụ và kết quả xét nghiệm hồi cứu PLGF, PAPP-A từ dữ liệu của các thai phụ từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Kết quả PLGF và PAPP-A được thu nhận từ kết quả thực hiện trên hệ thống Thermo Fisher Scientific BRAHMSTM KRYPTORTM compact PLUS theo nguyên lý công nghệ TRACE. Đánh giá nguy cơ tiền sản giật trên phần mềm BRAHMS Fast Screen pre1 plus/v3.1. Phân tích số liệu trên phần mềm STATA 14.0 với các phép kiểm định Wilcoxon signed – rank test, Kruskal –Wallis test với phân phối không chuẩn. Kết quả: Giá trị nguy cơ TSG trước 34 tuần được đánh giá từ dấu ấn PLGF hoặc PLGF-PAPP-A là tương đồng không có khác biệt đáng kể. So sánh việc sử dụng dấu ấn PAPP-A với dấu ấn kết hợp PLGF – PAPP-A cho thấy có sự khác biệt về giá trị nguy cơ, số lượng ca nguy cơ cao ở tuần 34 đến trước 37 tuần cao hơn đáng kể. Kết luận: Sử dụng dấu ấn đơn PLGF để đánh giá nguy cơ tiền sản giật quí 1 thai kỳ trên mô hình đánh giá nguy cơ có sự tương đồng với việc sử dụng kết hợp hai dấu ấn PLGF và PAPP-A tốt hơn là khi sử dụng dấu ấn đơn PAPP-A.

Abstract

To compare the value of biomarkers PLGF and PAPP-A when used individually and in combination in assessing the risk of pre-eclampsia (PE) during pregnancy. Subjects and Methods: The study included 249 pregnant women between 11 and 13 weeks 6 days who were indicated for pre-eclampsia screening tests at STO Phuong Dong Hospital. Information on the pregnant women and retrospective test results for PLGF and PAPP-A were collected from the data of these women from February 2022 to March 2023. PLGF and PAPP-A results were obtained from the Thermo Fisher Scientific BRAHMSTM KRYPTORTM compact PLUS system using TRACE technology principles. Pre-eclampsia risk assessment was conducted using the BRAHMS Fast Screen pre1 plus/v3.1 software. Data analysis was performed using STATA 14.0 software with Wilcoxon signed-rank test and Kruskal-Wallis test for non-normally distributed data. Results: The risk value of pre-eclampsia before 34 weeks assessed from the PLGF or PLGF-PAPP-A markers showed no significant difference. Comparing the use of PAPP-A with the combined marker PLGF-PAPP-A showed a difference in risk value, with a significantly higher number of high-risk cases between 34 weeks and before 37 weeks. Conclusion: Using the single marker PLGF to assess the risk of preeclampsia in the first trimester of pregnancy on the risk assessment model has similarities with the combined use of the two markers PLGF and PAPP-A better than when using single marker PAPP-A.