Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh sự tăng sinh tế bào lympho T bằng hai phương pháp: Kháng thể kháng CD3 kết hợp kháng thể kháng CD28 và Phytohemagglutinin

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh sự tăng sinh tế bào lympho T bằng hai phương pháp: Kháng thể kháng CD3 kết hợp kháng thể kháng CD28 và Phytohemagglutinin
Tác giả
Lê Thị Huyền
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
71-78
ISSN
2615-9309
Tóm tắt

Tế bào lympho T chiếm một vai trò quan trọng trong các liệu pháp điều trị bệnh tự miễn và ung thư. Trong đó, tế bào TCD4+ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, nuôi cấy và tăng sinh số lượng lớn tế bào lympho T in vitro cũng như tế bào TCD4+ là cần thiết cho các nghiên cứu ứng dụng liệu pháp tế bào T. Nhiều phương pháp khác nhau đã được phát triển để kích thích tăng sinh tế bào lympho T, tuy nhiên, các báo cáo đánh giá đặc điểm của tế bào sau khi được kích thích chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của hai phương pháp: kích thích bằng kháng thể kháng CD3 hết hợp với kháng thể kháng CD8 (CD3/CD28) và Phytohemagglutinin PHA lên sự tăng sinh cũng như mức độ biểu hiện dấu ấn bề mặt HLA-DR, CD25 của quần thể tế bào lympho T và tế bào TCD4+ có trong mẫu PBMC. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưới sự kích thích bằng kháng thể kháng CD3/CD28, quần thể tế bào lympho T đồng nhất và đạt tỷ lệ sống tốt hơn sau 03 ngày đầu nuôi cấy. Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhiều hơn đáng kể về tỷ lệ tăng sinh qua các thế hệ giữa phương pháp kích thích bằng PHA so với kháng thể kháng CD3/CD28, cũng như biểu hiện các dấu ấn bề mặt HLA-DR, CD25 trên tế bào TCD4+. Cả hai phương pháp đều có những hiệu quả nổi bật riêng biệt, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn yếu tố kích thích tăng sinh tế bào lympho T phù hợp.

Abstract

It is well known that T lymphocytes play important roles in autoimmune disease and cancer therapies. The activation of CD4+ T cells is crucial in regulating the body's immune system. Therefore, T lymphocyte culture expansion is necessary for T cell therapy research and medical applications. Numerous methods to stimulate T lymphocytes in vitro have been reported, yet there are no consistent results on the characterization of T lymphocytes after stimulation. In this study, we investigated the proliferation and surface markers expression (HLA-DR and CD25) of T lymphocytes and CD4+ T cells from peripheral blood after stimulation. Two activation methods were used in this study, including stimulation with an anti-CD3 antibody combined with an anti- CD8 antibody (anti-CD3/CD28) and stimulation with phytohemagglutinin (PHA). The results showed that after 03 days of stimulation with anti-CD3/CD28 antibodies, T lymphocytes formed a homogeneous population and obtained higher rates of viability. However, a greater proliferation index was observed in PHA-stimulated cells. Additionally, CD4+ T cells expressed more HLA-DR and CD25 surface markers when stimulated with PHA. In conclusion, both methods showed outstanding efficacies. Hence the two approaches should be selected in different circumstances based on the purpose of the studies.