Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tác động của khẩu trang y tế ba lớp đến đáp ứng hoạt động thể lực ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ trung bình

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tác động của khẩu trang y tế ba lớp đến đáp ứng hoạt động thể lực ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ trung bình
Tác giả
Nguyễn Quang Khải; Nguyễn Thị Hoài Sương; Nguyễn Đức Nghĩa
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
DB3
Trang bắt đầu
213-223
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định tác động của khẩu trang y tế ba lớp đến đáp ứng hoạt động thể lực ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ trung bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bắt chéo ngẫu nhiên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022 trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi và nhiễm COVID-19 mức độ trung bình, tại các khoa Điều trị COVID- 19, bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16. Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm chương trình can thiệp hoạt động thể lực (MET ≤ 3) dưới hai điều kiện có và không có khẩu trang qua đó xác định cảm nhận khó chịu, cảm nhận khó thở và đáp ứng tim phổi cơ thể theo thời gian tập luyện. Kết quả: Có 88 bệnh nhân đã hoàn thành chương trình nghiên cứu. Điểm VAS ngay sau khi kết thúc can thiệp hoạt động thể lực ở nhóm mang khẩu trang (3,53 ± 0,91) cao hơn nhóm không mang khẩu trang (0,97 ± 0,63), p < 0,05. Điểm Borg ngay sau khi kết thúc can thiệp hoạt động thể lực ở nhóm mang khẩu trang (2,90 ± 0,95) cao hơn nhóm không mang khẩu trang (1,92 ± 0,73), p < 0,05. Phép kiểm ANOVA 02 chiều cho thấy p khẩu trang-nhịp thở = 0,875; p khẩu trangnhịp tim = 0,39; p khẩu trang-SpO2 = 0,681. p thời điểm x khẩu trang lần lượt tương ứng là 0,704; 0,148; 0,06. Kết luận: Bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ trung bình cảm nhận khó thở và khó chịu nhiều hơn khi mang khẩu trang hoạt động thể lực (MET ≤ 3). Mang khẩu trang không tác động đến tần số thở, tần số tim và chỉ số SpO2 của bệnh nhân khi hoạt động thể lực. Giữa khẩu trang và thời gian tập luyện thể lực không có sự tương tác nào lên tần số thở, tần số tim và chỉ chỉ số SpO2 của bệnh nhân khi hoạt động thể lực.