
Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị khe thực quản ở trẻ em, cả mổ mở và mổ nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu 28 trường hợp bệnh nhi được điều trị phẫu thuật thoát vị khe thực quản tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2022. Kết quả: Trong số 28 bệnh nhi, trường hợp thoát vị khe thực quản loại I thường gặp nhất với 16 trường hợp. Nôn và nhiễm trùng hô hấp tái phát là các triệu chứng thường gặp nhất. Mổ mở được thực hiện ở 17 trường hợp và mổ nội soi là 11 trường hợp. Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm mổ mở là 102 phút (60 – 170 phút), ngắn hơn so với nhóm mổ nội soi là 191,4 phút (150 – 230 phút). Có 6 trường hợp biến chứng sau mổ, thường gặp nhất là trào ngược dạ dày-thực quản (50%). Biến chứng sau mổ không liên quan mổ mở hay mổ nội soi. Kết luận: Mổ nội soi là cách tiếp cận an toàn và hiệu quả với tỉ lệ biến chứng sau mổ không khác biệt so với mổ mở trong phẫu thuật điều trị thoát vị khe thực quản ở trẻ em.
Describe the clinical, subclinical characteristics and evaluate the surgical outcomes of laparoscopic approach and open surgery for hiatal hernia compare in pediatric patients. Methods: This was a retrospective study of 28 patients younger than 16 years who underwent an operation for hiatal hernia in Children’s Hospital No.1 and Children’s Hospital No.2 between January 2012 and June 2022. Results: Among 28 patients, there were 16 sliding types (type I). The most common symptoms were vomiting and recurrent respiratory tract infections. Laparoscopic surgery was conducted in 11 patients and open surgery in 17 patients. The median operating time was shorter in the open surgery group (102 minutes, range: 60 – 170 minutes) versus the laparoscopic group (191,4 minutes, range: 150 – 230 minutes). Postoperative complications were noted in 6 patients, the most common complication was gastroesophageal reflux (50%). Postoperative complications are not related to open surgery or laparoscopic. Conclusion: Laparoscopic is a safe and effective approach with no difference in postoperative complication rates compared to open surgery in surgical treatment for hiatal hernia in children.
- Đăng nhập để gửi ý kiến