Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng sàng lọc bệnh thalassemia và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng sàng lọc bệnh thalassemia và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang; Trần Danh Cường; Trần Thơ Nhị; Ngô Toàn Anh; Vũ Thị Huyền; Lê Thị Minh Phương; Nguyễn Thị Trang
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
02B
Trang bắt đầu
14 - 20
ISSN
1859-4794
Tóm tắt

Xác định thực trạng sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sàng lọc căn bệnh này ở phụ nữ mang thai (PNMT) đến khám tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính. Tổng số mẫu gồm 550 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021, được sàng lọc bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, điện di huyết sắc tố và xét nghiệm đột biến gen thalassemia. 17 thai phụ được phỏng vấn để tìm hiểu nhận thức về một số yếu tố liên quan đến sàng lọc bệnh thalassemia. Kết quả: tỷ lệ sàng lọc thalassemia dương tính ở thai phụ là 12,7%. Thể α-thalassemia chiếm tỷ lệ lớn nhất là 67,1%, thể β-thalassemia chiếm tỷ lệ là 12,9%. Bệnh lý huyết sắc tố E và các thể phối hợp khác cũng được phát hiện. Yếu tố nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ lệ sàng lọc bệnh thalassemia bao gồm dân tộc, tiền sử sản khoa và tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, các yếu tố về gia đình và văn hóa, xã hội cũng ảnh hưởng tới quyết định của thai phụ. Hầu hết, PNMT không có hiểu biết về bệnh thalassemia nên họ rất lo lắng cho sức khỏe của thai nhi và những lần sinh con tiếp theo. Kết luận: từ những phát hiện trên cho thấy, nhận thức của PNMT về bệnh thalassemia còn thấp, họ chưa quan tâm đến việc sàng lọc sớm bệnh thalassemia. Vì vậy, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thai phụ và gia đình về bệnh thalassemia.

Abstract

This study aims to determine the current status of thalassemia and find out some related factors to screening of thalassemia in pregnant women visiting the hospital. Materials and Methods: a cross-sectional study, including quantitative and qualitative research. A total of 550 women who visited the hospital f-rom April 2020 to March 2021 were screened by full blood count, hemoglobin electrophoresis, and thalassemia mutation test. In-depth interviews with 17 pregnant women to find out their awareness about some related factors to screening of thalassemia. Results: The prevalence of pregnant women screened positive for thalassemia was 12.7%. The α-thalassemia accounted for the largest proportion of 67.1%, the β-thalassemia form accounted for 12.9%. Hemoglobin E and other combinations have also been detected. Risk factors affected screening for thalassemia include ethnicity, obstetric history, and anemia status. Besides, family and socio-cultural factors also affected the decision of pregnant women. Most pregnant women didn’t know about thalassemia, so they were very nervous about the health of their fetuses and future births. Conclusion: F-rom the above findings, awareness among pregnant women about thalassemia is still low, they do not pay attention to early screening for thalassemia. Therefore, it is necessary to raise awareness for pregnant women and their families about thalassemia disease.