
Tần suất bệnh răng miệng và mức độ trầm trọng tăng lên theo tuổi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm là khảo sát thực trạng bệnh răng miệng và xác định các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại 7 xã vùng B Đại Lộc Quảng Nam năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 560 người có độ tuổi 60 trở lên từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020. Khám lâm sàng răng miệng và phỏng vấn người cao tuổi để xác định các yếu tố liên quan như nhóm tuổi, điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, vệ sinh răng miệng và khám định kỳ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh răng miệng chung là 92%. Trong đó, chỉ số SMT là 4,38. Viêm nướu chiếm 46,3%, cao răng 63,4%, mảng bám có ở 203 người (36,3%). Về chỉ số CPI: CPI 0 là 40,0%, CPI 1 là 11,8%, CPI 2 là 44,3%, CPI 3 chiếm tỷ lệ 2,9%, CPI 4 là 1,1%. Các yếu tố liên quan bệnh răng miệng có ý nghĩa là: nhóm tuổi cao, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, tình trạng vệ sinh răng miệng, khám răng miệng định kỳ. Kết luận: Tỷ lệ bệnh răng miệng ở người cao tuổi vùng B Đại Lộc Quảng Nam rất cao. Cần tăng cường và mở rộng các biện pháp truyền thông, giáo dục cũng như cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị các bệnh răng miệng để nâng cao sức khỏe và hạnh phúc cho người cao tuổi.
The prevalence of oral disease and the severity increases with greater age. Its presence can have a major impact on quality of life of the elderly. The objective of the study was to investigate the current status of oral diseases and determine the factors related to oral diseases in elderly in 7 communes in region B Dai Loc, Quang Nam in 2020. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study of 560 people aged 60 and older from April 2020 to December 2020. Clinical examination of the oral cavity and interview with the elderly using to a set of questions to identify related factors: age group, economic condition, educational level, oral hygiene and periodical examination. Results: overall prevalence of oral disease was 92%. In which, the SMT index was 4.38. Gingivitis accounted for 46.3%, tartar 63.4%, plaque was present in 203 people (36.3%). Regarding the CPITN: CPI 0 was 40.0%, CPI 2 was 44.3%, CPI 3 was 2.9% and CPI 4 was 1.1%. The factors related to oral disease were: high age group, educational level, economic conditions, oral hygiene habits and periodic dental examination. Conclusion: The prevalence of oral disease among the elderly in region B Dai Loc Quang Nam is still very high. It is necessary to strengthen and expand the means of communication, education as well as providing care and treatment services for oral diseases to improve the health and well-being of the elderly
- Đăng nhập để gửi ý kiến