Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Cốt tủy viêm xương sàn sọ bên: Báo cáo hàng loạt ca

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Cốt tủy viêm xương sàn sọ bên: Báo cáo hàng loạt ca
Tác giả
Lý Xuân Quang; Bùi Khang Huy; Văn Thị Hải Hà
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
Đặc biệt
Trang bắt đầu
128-134
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Cốt tủy viêm xương sàn sọ bên (Skull base osteomyelitis - SBO) là một thể lâm sàng ít gặp và nguy hiểm đặc biệt khi chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. Báo cáo này giới thiệu các đặc điểm lâm sàng, phương thức điều trị và kết quả điều trị đối với các trường hợp SBO. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp: Mô tả hồi cứu 5 trường hợp SBO được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ năm 2020 đến năm 2022. Kết quả: Các trường hợp trên nhập viện với triệu chứng đau đầu, đau tai và liệt thần kinh sọ. Trong các bệnh lý nền đi kèm, 80% trường hợp có đái tháo đường (4/5), 60% trường hợp có tăng huyết áp (3/5) và không có trường hợp có tiền sử hoặc đang mắc SARS-COV-2. Chẩn đoán được thực hiện thông qua: CT-Scanner tai xương thái dương, MRI sọ não, cấy vi sinh dịch tai và dịch xương chũm, các xét nghiệm chuyên biệt trong chẩn đoán lao và các bệnh lý hệ thống. Các nguyên nhân được ghi nhận trong các trường hợp trên bao gồm: U hạt với viêm đa mạch (1/5), lao (2/5), nấm Aspergillus (1/5), Pseudomonas aeruginosa (3/5) và Staphylococcus aureus (2/5). Biến chứng được ghi nhận bao gồm liệt thần kinh sọ trong 80% trường hợp (4/5) và viêm màng não trong 40% trường hợp (2/5). Tất cả các trường hợp được thực hiện phẫu thuật tiệt căn xương chũm hoặc sinh thiết tổn thương và điều trị đặc hiệu sau khi xác định các nguyên nhân. Kết quả điều trị ghi nhận thời gian nằm viện dao động từ 22 đến 70 ngày, được theo dõi trong thời gian 9 đến 15 tháng và không ghi nhận trường hợp tử vong. Kết luận: SBO có nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và các bệnh lý nền liên quan. Chẩn đoán và điều trị cần kịp thời và phải có sự phối hợp đa chuyên khoa.

Abstract

Our aim is to review clinical characteristics, treatment options and outcomes of 5 skull-base osteomyelitis (SBO) cases. Study design and method: We performed a 3-year retrospective review of patients with SBO presenting to Hochiminh City University Medical Center. Epidemiological, clinical, laboratory and radiology data were collected. Results: SBO was associated with headache, ear pain and cranial nerve palsy. Diabetes mellitus (80%) and hypertension (60%) were the most frequent co-morbidities with no cases with history of COVID-19 infection. All cases were diagnosed with SBO via head CT-Scanner, head MRI, microbiological and histopathological investigations of ear fluid and specific diagnostic tests for systemic diseases. The most common pathogens were Pseudomonas aeruginosa (60%), Staphylococcus aureus (40%) and Mycobacterium tuberculosis (40%). 1 case were diagnosed with Granulomatosis with polyangiitis (20%) and 1 case were diagnosed with Aspergillus infection (20%). Out of the complications of SBO, cranial nerve palsy (80%) and meningitis (40%) were the most common ones. All cases underwent surgical debridement and received specific medical treatments based on their etiologies. Length of hospital stay ranged from 22 to 70 days, surveillance interval ranged from 9 to 15 months. Six-month survival was 100% as no deaths occurred.