Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật điều trị động kinh thùy thái dương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phẫu thuật điều trị động kinh thùy thái dương
Tác giả
Lê Viết Thắng; Lê Thụy Minh An; Nguyễn Phạm Bảo Quốc; Lê Văn Tuấn; Nguyễn Huệ Đức; Phạm Anh Tuấn; Nguyễn Minh Anh
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
182-185
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá vai trò và kết quả phẫu thuật điều trị động kinh thùy thái dương. Phương pháp. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định động kinh thùy thái dương phù hợp cộng hưởng từ sọ não và điện não đồ (thỏa mãn tiêu chuẩn lâm sàng – hình ảnh học – điện sinh lý). Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm dân số, so sánh trước và sau điều trị, từ 01/2016 – 12/2020 tại khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả: Trong 56 bệnh nhân, tỉ lệ là 26 nam: 30 nữ, tuổi trung bình 39,2. Tất cả trường hợp có cơn động kinh cục bộ (100%), cơn cục bộ đơn giản (30,4%), cơn cục bộ phức tạp (69,6%). Vị trí tổn thương ở vỏ não thái dương (71,4%) và thái dương trong (28,6%). Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng (6-48 tháng), 87,5% bệnh nhân hết cơn động kinh sau phẫu thuật. Thuốc chống động kinh giảm trong 100% trường hợp so với trước phẫu thuật. Kết luận: Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ cao hết cơn động kinh sau phẫu thuật động kinh thùy thái dương có sang thương, thành công trong việc giảm thuốc chống động kinh. Chúng tôi tin tưởng rằng phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cao, biến chứng thấp trong động kinh thùy thái dương có sang thương.

Abstract

We investigated the utility of epilepsy surgery and postoperative outcome in patients with lesional temporal lobe epilepsy. Subjects and research methods: Patients were diagnosed temporal lobe epilepsy, presurgical evaluation tool based on semiology, electroencephalography and brain MRI with epilepsy protocol. This before and after study was conducted during 01/2016 – 12/2020 at Department of Neurosurgery in Ho Chi Minh City University Medical Center and Nguyen Tri Phuong hospital. Patients with a diagnosis of intractable lesional temporal lobe epilepsy and relevant focal abnormalities on EEG underwent epilepsy surgery and followed up ≥ 6 months were included and evaluated for postoperative outcome. Results: A total of 56 patients, with a mean age of 39.2 years (20 male: 36 female), were studied. All of participants presented partial seizures, including simple partial seizure (30,4%), complex partial seizure (69.6%). Temporal neocortex lesions (71.4%) and mesial temporal lesions (28.6%) were the most frequent etiologies. With a mean follow-up of 12 months (6-48 months), 87.5% of patients became seizure-free postoperatively. Anticonvulsants were reduced in 100% of the cases. Conclusions: We found high rates of seizure freedom after surgery in lesional epilepsy patients despite of limited facilities and infrastructure. Considering the favorable outcome of epilepsy surgery in our series, we believe that it is a major treatment option, even in less resourceintensive settings, and should be encouraged.