Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và định hướng điều trị chấn thương tạng đặc trong ổ bụng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2021 đến hết tháng 12/2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán và định hướng điều trị chấn thương tạng đặc trong ổ bụng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2021 đến hết tháng 12/2023
Tác giả
Trần Phan Ninh; Nguyễn Văn Sang; Nguyễn Thị Tuyết Nga
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
189-194
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương và đánh giá vai trò của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán và định hướng điều trị chấn thương tạng đặc ở trẻ em. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 67 trẻ được chẩn đoán chấn thương tạng đặc bằng chụp CLVT. Bệnh nhân ≤ 16 tuổi. Kết quả nghiên cứu: 67 trẻ ≤ 16 tuổi được chẩn đoán chấn thương tạng đặc với độ tuổi trung bình là 6,93±3,80. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là < 6 tuổi (41,8%). Tỉ lệ chấn thương tạng đặc gặp ở nam cao hơn nữ (nam/nữ là 1,9/1). Nhóm nguyên nhân hay gặp là tai nạn giao thông. Triệu chứng lâm sàng đau khu trú vùng bụng chấn thương là triệu chứng phổ biến (44,7%). Dấu hiệu vết xây sát da, sưng nề, bầm tím trên thành bụng là dấu hiệu chỉ điểm và gợi ý tạng chấn thương (37,3%). Các xét nghiệm cận lâm sàng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng thường gặp trong chấn thương tạng đặc còn hồng cầu, hematocrit và huyết sắc tố giảm thường gặp trong các trường hợp chấn thương nặng và là yếu tố định hướng lựa chọn phương pháp điều trị. Tạng hay bị tổn thương nhất là gan(44,8%), đứng thứ 2 là lách(23,8%), đứng thứ 3 là thận (19,4%) và cuối cùng là tụy(12%). Tổn thương tạng thường đơn độc chiếm tỉ lệ cao (86,6%). Hình ảnh tổn thương gan lách thận trên CLVT chủ yếu là đụng dập nhu mô với tỉ lệ 84,7%. Hình ảnh tổn thương tụy trên CLVT là đường vỡ có tỉ lệ cao 87,5%. Chấn thương độ III trong chấn thương tạng đặc ở trẻ em là loại chấn thương phổ biến nhất với tỉ lệ 47,8%. Điều trị chấn thương tạng đặc ở trẻ em chủ yếu là điều trị bảo tồn không phẫu thuật với tỉ lệ 91% và điều trị phẫu thuật là 9%.Trong số các ca được chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân phẫu thuật cắt lách là nhiều nhất với 3 bệnh nhân chiếm 50% các ca phẫu thuật chấn thương tạng đặc và chiếm 18,75% tổng số ca chấn thương lách. Kết luận: Chấn thương tạng đặc ở trẻ em là loại chấn thương hay gặp, nhóm nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương là do tai nạn giao thông. Chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang là một phương pháp hình ảnh quan trọng để phát hiện tổn thương các tạng, phân độ chấn thương và định hướng phương pháp điều trị.

Abstract

To describe the imaging features of injuries and evaluate the role of computed tomography (CT) in diagnosing and guiding treatment strategies for solid organ injuries in children. Materials and methods: A descriptive cross-sectional study, including 67 children diagnosed with solid organ injuries using CT. Patients were ≤ 16 years old. Results: A total of 67 children ≤ 16 years old were diagnosed with solid organ injuries, with a mean age of 6.93±3.80. The most common age group affected was < 6 years old (41.8%). The incidence of solid organ injuries was higher in males than females (male/female ratio was 1.9/1). The most common cause was traffic accidents. Localized abdominal pain due to trauma was a common symptom (44.7%). Signs of abrasion, edema, and bruising on the abdominal wall were indicative and suggestive of organ injury (37.3%). Clinical laboratory tests showed leukocytosis and neutrophilia are common in solid organ injuries, while reductions in red blood cells, hematocrit, and hemoglobin were common in severe trauma cases and were factors in guiding treatment method selection. The most frequently injured organ was the liver (44.8%), followed by the spleen (23.8%), kidneys (19.4%), and pancreas (12%). Isolated organ injuries were prevalent (86.6%). The typical imaging features of liver, spleen, and kidney injuries on CT were contusions and lacerations with a rate of 84.7%. Pancreatic injuries on CT were predominantly characterized by lacerations, with a high rate of 87.5%. Type III injuries were the most common in children with solid organ injuries, accounting for 47.8%. The treatment of solid organ injuries in children was primarily non-surgical management, accounting for 91%, and surgical treatment was 9%. Among those undergoing surgery, the most common operation was splenectomy, with three patients making up 50% of all surgical cases of solid organ injury and accounting for 18.75% of all spleen injuries. Conclusion: Solid organ injuries in children are commonly encountered, with traffic accidents being the primary cause. CT scan with contrast is an important imaging modality for detecting organ injuries, classifying the grade of injuries, and guiding treatment approaches.